Monday, April 1, 2013

Kindergarten học gì (2)

Mình chỉ đi làm ở trường của con một tuần một lần, năm Cún thì bố cháu đi làm cà năm một tuần một lần, còn năm nay Vịt học thì mẹ cháu làm một tuần một buổi nhưng chung cùng một nhà cách, cứ làm một tháng nghỉ một tháng :). Thành ra khái niệm các con học gì trong Kinder cũng là Ấn tượng cưỡi ngựa xem Hoa thôi. Cứ viết ra cho cả nhà tham khảo. Vì cũng ko phải ai cũng đi làm ở trường, và nhiều nhà cũng khá bỡ ngỡ khi con mới đi học. Chắc là cung có ích. Nói chung các con học kindergarten bây giờ cũng không được như ngày xưa, là chơi là chính, chỉ đến trường để quen với giờ giấc, nề nếp. Các con bây giờ đi học, ko bị đòi hỏi như ở VN là phải biết đọc biết viết qua qua trước. Tuy vậy cũng chỉ chơi Linh tinh cỡ một hai tuần rồi cũng bắt đầu phải học chữ, viết chữ, học toán. Cũng phải thi star test vừa cuối năm. Về chương trình học thì mình đã từng copy lịch học hàng tuần và pót lên "Chương trình học vỡ lòng của Cún 09-10" các mẹ thử google ra đọc thêm. Về cơ bản thì gồm mấy phân chính 1. Thủ công (art): chiếm rất lớn trong chương trình Kinder. Art chia theo chủ đề trong năm, thường là theo mùa và theo ngày nghỉ lễ. Ví dụ như mùa thu thì có học và làm artwork về lá cây đổi màu, vẽ Hoa cúc, Hoa hướng Dương. Mùa Xuân thì học về sâu hoá bướm, tằm ăn lá dâu. vẽ Hoa thủy tiên, Hoa tulip. Mùa tháng 10 thì lễ hội halloween làm đủ thứ Trang trí nhà cửa, vẽ Bí Ngô, có lễ hội hái táo thì cũng học về quả táo và làm các quả táo trong suốt dán lên cửa sổ. Mùa lễ hội valentine thì cũng vẽ làm đủ thứ. Rồi thánksgiving, easter, groundhog, st. Patrick v.v. Mùa nào thức nấy. Artwork, Tranh ảnh vẽ vời cứ gọi là đầy nhà, 2. viết: các cháu sẽ được học bảng chữ cái và tập viết các chữ cái trong học kỳ 1. Cô giáo sẽ dạy cách viết cho đúng và gửi về nhà hàng tuần bài tập (khoảng 2 Trang một tuần, trong đó một Trang là viết tập hai dòng, một trang là nghĩ ra vài từ có chữ đó, viết từ và vẽ tranh từ đó vào một ô bên cạnh). Bài tập này thì tuỳ theo từng trường và thành phố mà là bắt buộc hay ko. Ở trường các cháu cũng có một quyển vở nhỏ để tập viết thêm một ít, quyển này phần lớn để các cháu vẽ hình ở trên và viết vài dòng ở dưới, như kiểu "i go to see the bunny on sunday" rồi vẽ vài con Thỏ lên trên, thế thôi. Nhưng cũng có cháu thì thích vẽ và viết cầu kỳ, thì sẽ kể cả câu chuyện cả nhà đi chơi làm gì vào kỳ nghỉ, đại khái thế. Tức là về cơ bản thì làm sao để các cháu thích viết và khuyến khích viết kể chuyện, vẽ tranh là chính chứ ko Cần luyện chữ đẹp. Có cháu đến cuối lớp Kinder vẫn lẫn lộn chữ b và d, vẫn Viết nhầm từ phải sang trái, ko sao hết. từ học kỳ 2 thì hầu hết các cháu đã thuộc mặt chữ và biết tên các bạn trong lớp mình, nên các cháu sẽ luyện viết diary là chính. 3. Đọc: học kỳ một thì các cháu sẽ tập một mục rất quan trọng là sound và phonics. Các cháu phải thuộc hết các chữ cái thì đọc âm vần thế nào. Ví dụ a thì là a, e thì ơ, b là bờ, t là thờ, p là pờ. Rồi sau phức tạp hơn thì oo nhà ô hay u, ian là gì, am là gì. V.v. Mẹ cháu cũng chả nhớ vì nói chung hai cháu nhà này đều tự học, ko học gì ở nhà, kể cả làm vài bài tập cũng ko có, chỉ có chơi, khi nào biết đọc thì sẽ tự biết, thành ra mẹ cháu ko rành món này lắm. Nhưng nó cũng như ghép âm ghép vần vậy, có thuộc hết các sound thì mới có thể ghép dần mà đọc được. Sang học kỳ hai phần lớn các cháu đã thuộc hết các âm vần, và có thể đọc được những từ đơn giản, một hoặc hai âm. Thò các cô bắt đầu chương trình đọc sách. Mỗi ngày một quyển, mang về nhà rồi đọc cho bố mẹ hay anh chị nghe. Tuỳ theo trình độ các cháu mà bắt đầu từ a hay b hay c, thậm Chí có cháu khá thì từ x,y,z luôn. Tuy vậy mình nghe nói là các bố mẹ châu Á hay hỏi nhau xem con nhà khác đọc đến trình độ nào rồi để ngầm so sánh con mình có kém ko. Mình thì ko bao giờ nên làm vậy, vì nếu mình stress vì con mình trình độ kém với các bạn trong lớp, thể nào cũng có sức ép lên con mình, vô hình chung có thể là đứa trẻ chán ko thích đọc. Nhiệm vụ của bố mẹ giai đoạn này thực ra lại là khen hết lời, khuyến khích hết mực, dù là một tiến Bộ nhỏ nhất cũng phải khích lệ, khen cho các cháu lên mây để các cháu càng sướng mà thích đọc, thich học, để tiếp tục thể hiện cho bố mẹ. Đừng bao giờ nên chê hay so sánh con,nhất là khi con còn kém. Thêm vào đó phải giúp con cảm thấy tự tin, rằng khi mình luyện tập nhiều, mình sẽ đọc được như các bạn. Trẻ con rất nhạy cảm, nếu chúng kém hơn bạn tự chúng hiểu rât rõ điều đó. Mình Cần giúp trẻ thêm tự tin vào bản thân chứ ko làm trẻ tự ti và chán học. Thì tác dụng thành ngược lại. Giai đoạn này bố mẹ phải rất Kiên nhẫn và nhạy cảm. Như mình đã từng từ chối cô giáo để dạy thêm cho con mình phonic. Cô cho rằng cháu gặp khó khăn khi có những âm khó mà nó chưa nhớ, thì cáu giận và ko muốn làm, chuyển sang việc mình khá rồi để làm cho dễ, nếu mình có thể luyện thêm với con ở nhà, để nó làm trôi chảy, thì cháu sẽ tự tin và ko bỏ cuộc nữa. Nhưng mình thì cho rằng con mình đang ở trong hoàn cảnh biết rất tốt so vói các bạn khác rồi vì đã học qua Young 5, mình ko Cần thiết phải luyện thêm gì hết, từ từ con sẽ biết.mình sẽ để ý nếu thấy con kém tự tin thì tìm cách nói chuyện với con thêm thôi. Cuối cùng thì khoảng một tháng sau cô giáo gặp riêng và đá nói. Ko hiểu lý do gì mà tự nhiên con mình đã biết đọc và đọc một cách rất hào hứng tự tin. Như là phép màu vậy. Mình đã thấy ko việc g phải pushy mà cần tin vào con hơn và cho con thời gian, con sẽ làn được hết. Từ học kỳ hai các cháu ngoài đọc sách phát về nhà còn đọc cùng bạn ở trên lớp. Cháu này đọc cho cháu kia. Mình hỏi con mình là giờ đọc cùng bạn cô giáo làm gì, thì được ngay câu trả lời, cô chỉ ngồi trên ghế chả làm gì cả :)) mìn tin chắc là cô có theo dõi các bạn đọc có đúng ko, có tốt ko hay là tán phét với nhau, nhưng với cháu thì mình cứ đọc còn cô giáo ngồi chả làm gì cả, Ngoài ra một tuần được vào Thư viện mượn một quyển sách để về nhà đọc trong một tuần, tuần sau mang trả. 4. Toán : đây là một phần quan trọng nữa. Đầu tiên tất nhiên học về con số từ 1 đến 10 . Sau đó thì học cộng trừ. Cứ từ dễ đến khó nhưng mình tin là chương trình chuẩn của Kinder thì chỉ là Cộng trừ trong phạm vi 20 thôi. Sau đó thì các cháu cũng học đủ thứ, như học cách dùng máy tính, học tính nhẩm theo 5, học về tiền giấy, các loại đồng xu, cách Cộng trừ các đồng xu và tính tiến v.v. Cách học toán bên này rất Đa dạng. Ví dụ như học ước tính có bao nhiêu hạt đậu trên bàn. Hoặc cách đo xem củ Hoa thủy tiên hàng ngày dài ra bao nhiêu. Chơi các trò chơi có Liên quan đến đếm, tính nhẩm,như kiểu cá ngựa v.v. Rồi học bài toán đổi tiền. Tóm lại là học qua các trò chơi rất nhiều. Khi con đi học các mẹ sẽ nghe đến một từ là MATH Lab. Đó là buổi học về toán, thương một tuần một lần, có đc hủ đề hàng tuần và gốm đủ các trò chơi như kể trên, ngoài ra có một bàn học về trò chơi Liên quan đến toán trên iPad, . Rồi một bàn chắc làm toán trong quyển vở học, lúc thì Cộng trừ lúc thì chỉ mở ra, viết vào con số mình nghĩ là số hạt, hay số gì đó. Khi nào các con di chuyển qua hết các bàn (thường cỡ 5-6 bàn) thì các con có thể chơi tự do hay đọc sách tự do. Chờ các bạn khác, các nhóm khác chưa chơi xong. Thông thường trong cách học, dù nhanh dù chậm ko bao giờ một bé nào bị cô giáo kêu ca hay giục giã mà để cháu tự làm, cho cháu thêm thời gian để làm cho xong mà thôi. Các cô lúc nào cũng khích lệ và cố làm cho không khí học vui vẻ nhất có thể. 5. Văn thể Mỹ: ngoài việc làm rất nhiều rất nhiều thủ công thì các cháu vẫn được học những tiết khác. Thể dục thì tuần một lần rồi. Vẽ thì tuỳ nhà trường có tiền ko mà có thể thuê thêm thầy cô ở những chỗ art Center của thành phố về dạy, gọi là spectra art. Có thể dạy vẽ màu nước, màu sáp, màu sơn, có thể vẽ hay làm cái gì hơn đặc biệt chúcos thể có lớp tập kịch, cô giáo qua dạy tuần một buổi trong khoảng 1-2 tháng. Còn lại cô giáo luôn dạy các cháu hát để cho những buổi biểu diễn đặc biệt, như hát vào dịp halloween hay Giáng sinh, hát trong buổi farmshow (show của Kinder để các cháu quen với việc biểu diễn trước đám Đông) hay hát trong buổi lễ tốt nghiệp của Kinder 6. Frield trip: Kinder đi khá nhiều, một năm có lẽ phải đến 4-5 lần. Thường thì halloween thì đi pumkin patch, háipu kin ở farm, rồi đi farm xem con vật nuôi và vườn rau, xem kịch, đi bảo tàng của trẻ con, v,v. Bố mẹ có thể đi cùng lái 4-5 cháu đi, hoặc nếu hội phụ huynh thuê school bus thì bố mẹ cũng đi cùng để trông các cháu. Tuần đầu tiên của năm học là làm quen. Tháng cuối cùng của năm học thì cũng chỉ làm bài kiểm tra xong là chơi, có đủ các loại event của nhà trường và của khối Kinder vào trong tháng 5, chuẩn bị biểu diễn này nọ kia rất bận rộn. Còn lại thì cứ học vài tháng lại được nghỉ một tuần. Về lịch học này tốt nhất các mẹ nên vào tra xyz school district calendar 2013-2014 sẽ ra lịch học năm sau. Nên biết lịch học để mà tính toán các ngày nghỉ, các vacation của cả nhà cho phù hợp.

Sunday, March 31, 2013

Kinder học gì (1)

Phần hai sẽ về nội dung học, Các con cũng học rất nhiều về thủ công, vẽ (art), viết chữ, đọc, làm toán. Tuỳ từng trường từng khu có thể sẽ có những giai đoạn học kịch, nhảy, nhạc hay vẽ đặc biệt (có người ở chỗ khác đến dạy) p. Có những hoạt động này hay ko là do trường có tiền từ khác nguồn khác hay không. Thông thường trường sẽ có tiền từ các nguồn : bang, thành phố (lương của cô giáo chính, xây dựng cơ bản), quyên góp từ bố mẹ hay doanh nghiệp (sẽ trả cho các cô giáo phụ, mua bán những thứ đặc biệt, xây dựng một hạng mục đặc biệt ko thường xuyên, thuê thêm người về dạy những gì phụ thêm như kể trên), hội phụ huynh (trả cho văn phòng phẩm, field trip, hoạt động vui chơi thêm - các ngày hội, đọc sách, kể chuyện, biểu diễn kịch vv). Như trường con mình bao nhiêu từ thành phố và bang ko rõ, như hội phụ huynh mỗi năm chi tiêu khoảng 120k và quyên góp của PIE (tổ chức chuyên quyên tiền của bố mẹ và các doanh nghiệp) thì đóng góp 3-5 triệu một năm cho toàn bộ các trường trong thành phố. Còn cá nhân thì vô cùng, một gia đình có thể đóng góp mua một cái cây, xây một khu vườn hay cả khu gym, bể bơi, tuỳ vào khả năng. Trở lại các con học gì trong một ngày học. Tuỳ từng thành phố mà kinder sẽ học từ sáng đến chiều (2-3h, tức là 6-7 tiếng một ngày) hay chỉ học đến 12h trưa (4-5 tiếng một ngày). Cái này rất khác nhau. Có những nơi tin rằng trẻ em mới 5 tuổi thì chỉ nên học nửa ngày cho đỡ mệt, có nơi thì cho học luôn bằng các lớp trên, cả trường một lịch giống nhau. Thường vào học thì sẽ có rug time, giới thiệu hôm nay học gì, các stations trong lớp gồm nhưngx hoạt động gì , sau đó thì vào nửa buổi đầu (cỡ gần 1.5 hr). Sau đó thì nghỉ giữa giờ ăn snack 20 phút. Các cháu có thể ăn 5 phút rồi chạy chơi. Sau đó vào lớp học tiếp. 12h nghỉ ăn trưa, ăn trong 15 phút, sau đó nghỉ ra chơi 30 phút. 12.45 vào lớp nếu học tiếp đến chiều rồi về. Nếu kinder học đến 12 h thì các cháu về nhà luôn để ăn trưa,ko thể ở lại trường được. Còn nếu các cháu học đến 1.30 hay 2.30 hay 2h tuỳ nơi, thì các cháu sẽ nghỉ ăn trưa và ra chơi như trên. Các cháu sẽ học nhiều nhất và nửa giờ đầu, từ 8.30 đến 10h. Các hoạt động quan trọng nhất là lúc này, và nếu bố mẹ đăng ký đến làm ở lớp thì cũng làm vào giờ này. Trong một lớp học sẽ có một cô giáo chính, một cô giáo phụ, có thể có cô giáo thực tập, ngoài ra có 2-3 bố mẹ đi làm. Tức là sẽ có 5-6 người lớn mỗi người phụ trách một bàn. Sĩ số thì sẽ là 18 hay 20 hay 23 cho đến 30 tuỳ vào thành phố. Việc bố mẹ có đi volunteer hay là trường có tiền để thuê cô giáo phụ hay ko cũng tuỳ vào từng trường và thành phố. Do vậy ko có gì ngạc nhiên nếu có những thành phố sẽ có 5-6 người trong một lớp 23 cháu trong khi có trường ở thành phố khác 30 cháu chỉ có 1 -2 người phụ trách. Tất cả là ở có bao nhiêu funding. Trình tự học tập thường như sau: 1. Rug time: có thể ngồi theo vòng tròn. Một học sinh đếm ngày học thứ bao nhiêu của năm, đếm ngày tháng năm. Sau đó ai có tin gì thì thông báo. Sau đó cô giáo nói cho biết ai sẽ ở station nào. Nếu là ngày có bạn present về poster của special week (mỗi bạn một tuần) thì bạn ấy sẽ present và mọi ng hỏi 2. Học theo các station 3. Nghỉ ăn snack, ra chơi ngắn (20 phút). 4. Vào lớp. Làm nốt những project đang làm dở. Hoặc chơi tự chọn 5. Nghỉ ăn chưa, ra chơi 6 vào lớp. Chọn sách đọc hàng ngày. Đọc với bạn đọc (partner reading).

Con vào kindergarten

mình dùng ipad để viết nên ko hiêu sao ko hiển thị các xuống dòng mặc dù trong bản compose thì có xuống dòng đầy đủ. Sẽ tìm cách sửa Bay Area càng ngày càng nhiều mẹ có con chuẩn bị đi học nên mình viết vài bài về chuyện học hành của các con ở trường. Tất cả là dựa theo kinh nghiệm ở school district của con mình. Các khu khác kinh nghiệm có thể khác, đây chỉ là để các mẹ tham khảo. Ai có câu hỏi gì cứ hỏi nhé. Thường việc đăng ký học sẽ bắt đầu từ giữa tháng 1. Có một giai đoạn từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 2, gọi là giai đoạn đăng ký sớm, nếu con mình đăng ký lúc này họ sẽ sắp xếp đầu tiên. Nếu như đăng ký từ sau giai đoạn đó đến trước khi năm học băts đầu, hoặc kể cả sau khi năm học băts đầu (cho những người mới chuyển nhà đến hay chuyển trường cho con vì lý do đặc biệt - như chuyển từ tư sang công, từ young 5 sang kinder) thì sở giáo dục vẫn bố trí chỗ học cho bình thường. Tuy vậy đăng ký sớm (đầu mùa) có nhưngx lợi ích sau: 1. Sẽ được xếp lớp đầu tiên do vậy có cơ hội vào trường mình muốn (lottery), trường gần nhà. Sở giáo dục họ sẽ xếp các cháu vào trường nào theo số học sinh họ nhận được giai đoạn này trước. Nếu đăng ký sau đó mà đã hết chỗ thì sẽ vào waitlist và được xếp vào trường khác đang có chỗ trước đã 2. Các tour trường và buổi thông tin thường được tổ chức trong thời gian đăng ký sớm này, nên mình cũng có cơ hội tìm hiểu về trường và sở giáo dục tốt nhất. 3. Đặc biệt nếu các bạn muốn cho con vào trường lottery thì thời gian này mình có đủ để làm đủ các yêu cầu mà nhà trường yêu cầu. Nhiều trường yêu cầu phải tham gia một buổi orientation, đi tour (phải đặt hẹn) rồi mới được lấy form đăng ký. Các trường học bên này phần lớn là phân theo khu vực ở (neighborhood school), bạn ở khu nào thì học trường của khu đó. Muốn biết nhà mình ở học trường nào, có thể tra tìm school district boundary map. Sau đó theo sơ đồ tìm địa chỉ của mình và tên trường tương ứng. Ngoài các trường này còn các trường lottery. Các trường này gọi là alternative school. Thường mình thích trường nào thì đăng ký vào trường ấy, có thể đăng ký online hay mang giấy tờ đến tận trường là tuỳ. Tuy vậy việc đầu tiên vẫn phải đăng ký với sở giáo dục đã. Hai loại trường nói trên chỉ giành cho những em bé sống trong school district. Charter school là trường của thành phố này nhưng cho phép các cháu ở các thành phố xung quanh đăng ký vào. Vào được hay ko thì tuỳ từng năm và nói chung cơ hội cũng ko cao. Có những người nhắm vào trường của thành phố bên cạnh (tốt hơn) có thể goij truong liên tục để néu có chỗ giữa năm thì vào luôn (thường con người ta đã học ở một trường vài tháng rồi người ta sẽ ngại đổi, như thế nếu mình ko ngại chuyển thì mình có cơ hội). Về thứ tự ưu tiên: 1. Các cháu có anh chị đang học tại trường sẽ được chỗ chắc chắn, thuộc thứ tự ưu tiên số 1. Nếu số các cháu nay nhiều hơn sĩ số thì có lottery và các cháu khác đều waitlist hêt 2. Sau ưu tiên 1 còn bao nhiêu suất sẽ cho các cháu ko có anh chị ở đó vào. Lúc này là lúc việc đăng ký sớm làm mình có ưu thế vì là ai đăng ký trước thì vào trước, có những nhà chuyển đến khi năm học vừa kết thúc mà ko vào được ngay chính là vì đăng ký sớm từ giữa tháng 1. Nếu quá đông thì như đã nói sẽ có waitlist, mình sẽ được biết là con mình sẽ ở trường nao, waitlist trường nào, số bao nhiêu, Thường cuối tháng 2 người ta sẽ có thông báo gửi về nhà là con mình vào trường nào. Trường lottery có được ko. Có những trường đến tháng 4 mới gửi thông báo. Nếu ko có gì đặc biệt, như phải vào waitlist, hay vào được trường lottery, charter thì người ta sẽ ko gửi gì cho đến tháng 4. Trong tháng 5 học sinh hay đến trường một buổi để vào gặp các cô giáo kinder, các cô sẽ gặp một nhóm 4-5 cháu một lúc, trong một phòng sẽ có khoảng 4-5 station và mỗi cháu sẽ vào từng bàn để các cô đánh giá các yếu tố như biết chữ, biết đọc, biết viết chưa, có khả năng tập trung ngồi nghe giảng bao lâu. Những đánh giá này dùng để theo dõi tiến bộ của các cháu sau này. Ngoài ra tiếp xúc với các cháu các cô cũng có ấn tượng về tính cách để xếp lớp cho phù hợp. Buổi găpj mặt tháng 5 này cũng là buổi để hội phụ huynh giới thiệu về hoạt động của mình. Sẽ có một hai người của PTA ở đó và sẽ đưa những thông tin về các hoạt động tình nguyện của hội phụ huynh, ai muốn tham gia thì tham gia. Ngoài ra mình cũng đưa liên lạc của mình, để họ lập ra mailist của các phụ huynh sẽ có con vào kinder năm đó. Trong hè có thể tuỳ district nhưng chỗ nào PTA mạnh thì họ sẽ tổ chức các buổi gặp và chơi cho các cháu sắp vào kinder. Các cháu sẽ găpj nhau ở công viên hay sân chơi trong trường, chơi tự do khoảng 1.5-2 hr và bố mẹ cũng giao lưu luôn. Tong hè sẽ có cỡ 3-5 buổi và bao giờ cũng có một buổi ngay trước khi năm học bắt đầu. Các bố mẹ nên cố gắng đi, vì con sẽ có bạn bè và cảm thấy ko bỡ ngỡ quá trước khi vào lớp. Buổi học đầu tiên nếu con đã biết vài bạn trong lớp thì sẽ đỡ hồi hộp hơn rất nhiều. Trong tháng 7 hay tháng 8 trường và hội phụ huynh cũng sẽ gửi giấy tờ về nhà về các khoản đóng góp (tự nguyện hay bắt buộc) và bố mẹ sẽ chuẩn bị sẵn check và những mục nào mình muốn đóng góp. Đầu năm quay lại nộp cho office. Ngoài ra có yêu cầu gì về đồ dùng học tập, họ sẽ cho biết trong những ngày học đầu tiên để bố mẹ đi mua. Các đóng góp bắt buộc bao gồm tiền cho field trip, tiền mua nhưngs gì đặc biệt (thường cho năm cuối), tiền mua đồ dùng học tập (nếu hội phụ huynh mua hộ cho cả năm). Đóng góp ko bắt buộc bao gồm tiền mua đồng phục (thường áo phông, áo có mũ cho mùa đông in logo và màu của nhà trường), đóng góp cho thư viện (một quyển sách $15), đóng góp cho quỹ hội phụ huynh. Hội phụ huynh trường của con mình thì rất hữu ích, họ mua tất cả các đồ dùng học tập cần dùng tại trường và mỗi năm bố mẹ đóng cho hội $15 đủ cho cả năm luôn. Như vậy bố mẹ đỡ phải lo lắng mua đồ để cho con ở trường, con ko phải mang đồ dùng học tập về nhà rồi mang lại trường để dùng (như ở vn) và PTA mua với số lượng lớn, có giảm giá cho nhà rường, giá cũng rẻ hơn nhiều so với bố mẹ phải đi mua. Từ kinder đến lớp 2 ko phải mua gì. Lớp 3 trở lên sẽ phải mua thêm vài thứ, như hộo bút, thước kẻ, bút chì kim, v,v. Vì con sẽ có bàn riêng và đồ dùng riêng. Nhưng bút chì, giấy, vở, sách thì vẫn mua chung và bố mẹ đóng tiền đầu năm. Khi năm học bắt đầu, thường trong một tuần đầu trước khi vào học sẽ dán thông báo các cháu sẽ học lớp nào ở ngoài office. Bố mẹ xem trước, tới ngày đó thì cứ đưa con vào lớp là được. Trong một hai tuần đầu mới đi học, sẽ có ngỳ họp phụ huynh. Người ta hay chia làm hai buổi, cho kinder một buổi và cho lớp 1-5 một buổi. Hai buổi này sẽ bắt đầu bằng họp chung với trường trong phòng thư viện hay phòng họp chung. Sẽ có phát biểu và thuyết trình của hiệu trưởng, thư viện, trưởng hội phụ huynh và như thành phố mình là một tổ chức nữa chuyên quyên góp tiền của bố mẹ để funding cho nhà trường. Buổi họp này kéo dài khoảng 1 tiếng. Sau đó là họp trong lớp với cô giáo. Cô giáo sẽ giới thiệu về bản thân, giải thích về chương trình học, các việc mà bố mẹ có thể tình nguyện làm trong lớp và trả lời các câu hỏi. Sẽ có các form để điền như thông tin của gia đình, form tìm hiểu về học sinh, các gia đình cũng giới thiệu về mình, đăng ký làm trong lớp luôn hôm đó. Thường cả hai bố mẹ đi họp buổi này để biết cô giáo và gia đình khác. Thông thường 1.5 -2 hr, Khi con học kinder nếu gia đình có điều kiện rất nên đăng ký giúp cô ở trường. Thứ nhất con mình bạo dạn hơn khi có bố mẹ. Thứ hai cô giáo cũng có quan hệ tốt với mình và thường mình cũng sẽ biết về tình hình của con ở trường hơn. Một điểm nữa ở bên này là các cô giáo sẽ xếp lớp cho con mình vào năm sau, tuỳ vào tính cách của đứa trẻ, cô nghĩ phù hợp với lớp nào nhất thì cô xếp vào đó, do vậy quan hệ tốt với các cô chỉ có lợi thôi. Mình cũng biết về các bạn của con, tính cách của chúng và hướng cho con mình bạn tốt để chơi. Bài sau mình sẽ viết về các hoạt động trong lớp và sau buổi học.