Monday, April 1, 2013

Kindergarten học gì (2)

Mình chỉ đi làm ở trường của con một tuần một lần, năm Cún thì bố cháu đi làm cà năm một tuần một lần, còn năm nay Vịt học thì mẹ cháu làm một tuần một buổi nhưng chung cùng một nhà cách, cứ làm một tháng nghỉ một tháng :). Thành ra khái niệm các con học gì trong Kinder cũng là Ấn tượng cưỡi ngựa xem Hoa thôi. Cứ viết ra cho cả nhà tham khảo. Vì cũng ko phải ai cũng đi làm ở trường, và nhiều nhà cũng khá bỡ ngỡ khi con mới đi học. Chắc là cung có ích. Nói chung các con học kindergarten bây giờ cũng không được như ngày xưa, là chơi là chính, chỉ đến trường để quen với giờ giấc, nề nếp. Các con bây giờ đi học, ko bị đòi hỏi như ở VN là phải biết đọc biết viết qua qua trước. Tuy vậy cũng chỉ chơi Linh tinh cỡ một hai tuần rồi cũng bắt đầu phải học chữ, viết chữ, học toán. Cũng phải thi star test vừa cuối năm. Về chương trình học thì mình đã từng copy lịch học hàng tuần và pót lên "Chương trình học vỡ lòng của Cún 09-10" các mẹ thử google ra đọc thêm. Về cơ bản thì gồm mấy phân chính 1. Thủ công (art): chiếm rất lớn trong chương trình Kinder. Art chia theo chủ đề trong năm, thường là theo mùa và theo ngày nghỉ lễ. Ví dụ như mùa thu thì có học và làm artwork về lá cây đổi màu, vẽ Hoa cúc, Hoa hướng Dương. Mùa Xuân thì học về sâu hoá bướm, tằm ăn lá dâu. vẽ Hoa thủy tiên, Hoa tulip. Mùa tháng 10 thì lễ hội halloween làm đủ thứ Trang trí nhà cửa, vẽ Bí Ngô, có lễ hội hái táo thì cũng học về quả táo và làm các quả táo trong suốt dán lên cửa sổ. Mùa lễ hội valentine thì cũng vẽ làm đủ thứ. Rồi thánksgiving, easter, groundhog, st. Patrick v.v. Mùa nào thức nấy. Artwork, Tranh ảnh vẽ vời cứ gọi là đầy nhà, 2. viết: các cháu sẽ được học bảng chữ cái và tập viết các chữ cái trong học kỳ 1. Cô giáo sẽ dạy cách viết cho đúng và gửi về nhà hàng tuần bài tập (khoảng 2 Trang một tuần, trong đó một Trang là viết tập hai dòng, một trang là nghĩ ra vài từ có chữ đó, viết từ và vẽ tranh từ đó vào một ô bên cạnh). Bài tập này thì tuỳ theo từng trường và thành phố mà là bắt buộc hay ko. Ở trường các cháu cũng có một quyển vở nhỏ để tập viết thêm một ít, quyển này phần lớn để các cháu vẽ hình ở trên và viết vài dòng ở dưới, như kiểu "i go to see the bunny on sunday" rồi vẽ vài con Thỏ lên trên, thế thôi. Nhưng cũng có cháu thì thích vẽ và viết cầu kỳ, thì sẽ kể cả câu chuyện cả nhà đi chơi làm gì vào kỳ nghỉ, đại khái thế. Tức là về cơ bản thì làm sao để các cháu thích viết và khuyến khích viết kể chuyện, vẽ tranh là chính chứ ko Cần luyện chữ đẹp. Có cháu đến cuối lớp Kinder vẫn lẫn lộn chữ b và d, vẫn Viết nhầm từ phải sang trái, ko sao hết. từ học kỳ 2 thì hầu hết các cháu đã thuộc mặt chữ và biết tên các bạn trong lớp mình, nên các cháu sẽ luyện viết diary là chính. 3. Đọc: học kỳ một thì các cháu sẽ tập một mục rất quan trọng là sound và phonics. Các cháu phải thuộc hết các chữ cái thì đọc âm vần thế nào. Ví dụ a thì là a, e thì ơ, b là bờ, t là thờ, p là pờ. Rồi sau phức tạp hơn thì oo nhà ô hay u, ian là gì, am là gì. V.v. Mẹ cháu cũng chả nhớ vì nói chung hai cháu nhà này đều tự học, ko học gì ở nhà, kể cả làm vài bài tập cũng ko có, chỉ có chơi, khi nào biết đọc thì sẽ tự biết, thành ra mẹ cháu ko rành món này lắm. Nhưng nó cũng như ghép âm ghép vần vậy, có thuộc hết các sound thì mới có thể ghép dần mà đọc được. Sang học kỳ hai phần lớn các cháu đã thuộc hết các âm vần, và có thể đọc được những từ đơn giản, một hoặc hai âm. Thò các cô bắt đầu chương trình đọc sách. Mỗi ngày một quyển, mang về nhà rồi đọc cho bố mẹ hay anh chị nghe. Tuỳ theo trình độ các cháu mà bắt đầu từ a hay b hay c, thậm Chí có cháu khá thì từ x,y,z luôn. Tuy vậy mình nghe nói là các bố mẹ châu Á hay hỏi nhau xem con nhà khác đọc đến trình độ nào rồi để ngầm so sánh con mình có kém ko. Mình thì ko bao giờ nên làm vậy, vì nếu mình stress vì con mình trình độ kém với các bạn trong lớp, thể nào cũng có sức ép lên con mình, vô hình chung có thể là đứa trẻ chán ko thích đọc. Nhiệm vụ của bố mẹ giai đoạn này thực ra lại là khen hết lời, khuyến khích hết mực, dù là một tiến Bộ nhỏ nhất cũng phải khích lệ, khen cho các cháu lên mây để các cháu càng sướng mà thích đọc, thich học, để tiếp tục thể hiện cho bố mẹ. Đừng bao giờ nên chê hay so sánh con,nhất là khi con còn kém. Thêm vào đó phải giúp con cảm thấy tự tin, rằng khi mình luyện tập nhiều, mình sẽ đọc được như các bạn. Trẻ con rất nhạy cảm, nếu chúng kém hơn bạn tự chúng hiểu rât rõ điều đó. Mình Cần giúp trẻ thêm tự tin vào bản thân chứ ko làm trẻ tự ti và chán học. Thì tác dụng thành ngược lại. Giai đoạn này bố mẹ phải rất Kiên nhẫn và nhạy cảm. Như mình đã từng từ chối cô giáo để dạy thêm cho con mình phonic. Cô cho rằng cháu gặp khó khăn khi có những âm khó mà nó chưa nhớ, thì cáu giận và ko muốn làm, chuyển sang việc mình khá rồi để làm cho dễ, nếu mình có thể luyện thêm với con ở nhà, để nó làm trôi chảy, thì cháu sẽ tự tin và ko bỏ cuộc nữa. Nhưng mình thì cho rằng con mình đang ở trong hoàn cảnh biết rất tốt so vói các bạn khác rồi vì đã học qua Young 5, mình ko Cần thiết phải luyện thêm gì hết, từ từ con sẽ biết.mình sẽ để ý nếu thấy con kém tự tin thì tìm cách nói chuyện với con thêm thôi. Cuối cùng thì khoảng một tháng sau cô giáo gặp riêng và đá nói. Ko hiểu lý do gì mà tự nhiên con mình đã biết đọc và đọc một cách rất hào hứng tự tin. Như là phép màu vậy. Mình đã thấy ko việc g phải pushy mà cần tin vào con hơn và cho con thời gian, con sẽ làn được hết. Từ học kỳ hai các cháu ngoài đọc sách phát về nhà còn đọc cùng bạn ở trên lớp. Cháu này đọc cho cháu kia. Mình hỏi con mình là giờ đọc cùng bạn cô giáo làm gì, thì được ngay câu trả lời, cô chỉ ngồi trên ghế chả làm gì cả :)) mìn tin chắc là cô có theo dõi các bạn đọc có đúng ko, có tốt ko hay là tán phét với nhau, nhưng với cháu thì mình cứ đọc còn cô giáo ngồi chả làm gì cả, Ngoài ra một tuần được vào Thư viện mượn một quyển sách để về nhà đọc trong một tuần, tuần sau mang trả. 4. Toán : đây là một phần quan trọng nữa. Đầu tiên tất nhiên học về con số từ 1 đến 10 . Sau đó thì học cộng trừ. Cứ từ dễ đến khó nhưng mình tin là chương trình chuẩn của Kinder thì chỉ là Cộng trừ trong phạm vi 20 thôi. Sau đó thì các cháu cũng học đủ thứ, như học cách dùng máy tính, học tính nhẩm theo 5, học về tiền giấy, các loại đồng xu, cách Cộng trừ các đồng xu và tính tiến v.v. Cách học toán bên này rất Đa dạng. Ví dụ như học ước tính có bao nhiêu hạt đậu trên bàn. Hoặc cách đo xem củ Hoa thủy tiên hàng ngày dài ra bao nhiêu. Chơi các trò chơi có Liên quan đến đếm, tính nhẩm,như kiểu cá ngựa v.v. Rồi học bài toán đổi tiền. Tóm lại là học qua các trò chơi rất nhiều. Khi con đi học các mẹ sẽ nghe đến một từ là MATH Lab. Đó là buổi học về toán, thương một tuần một lần, có đc hủ đề hàng tuần và gốm đủ các trò chơi như kể trên, ngoài ra có một bàn học về trò chơi Liên quan đến toán trên iPad, . Rồi một bàn chắc làm toán trong quyển vở học, lúc thì Cộng trừ lúc thì chỉ mở ra, viết vào con số mình nghĩ là số hạt, hay số gì đó. Khi nào các con di chuyển qua hết các bàn (thường cỡ 5-6 bàn) thì các con có thể chơi tự do hay đọc sách tự do. Chờ các bạn khác, các nhóm khác chưa chơi xong. Thông thường trong cách học, dù nhanh dù chậm ko bao giờ một bé nào bị cô giáo kêu ca hay giục giã mà để cháu tự làm, cho cháu thêm thời gian để làm cho xong mà thôi. Các cô lúc nào cũng khích lệ và cố làm cho không khí học vui vẻ nhất có thể. 5. Văn thể Mỹ: ngoài việc làm rất nhiều rất nhiều thủ công thì các cháu vẫn được học những tiết khác. Thể dục thì tuần một lần rồi. Vẽ thì tuỳ nhà trường có tiền ko mà có thể thuê thêm thầy cô ở những chỗ art Center của thành phố về dạy, gọi là spectra art. Có thể dạy vẽ màu nước, màu sáp, màu sơn, có thể vẽ hay làm cái gì hơn đặc biệt chúcos thể có lớp tập kịch, cô giáo qua dạy tuần một buổi trong khoảng 1-2 tháng. Còn lại cô giáo luôn dạy các cháu hát để cho những buổi biểu diễn đặc biệt, như hát vào dịp halloween hay Giáng sinh, hát trong buổi farmshow (show của Kinder để các cháu quen với việc biểu diễn trước đám Đông) hay hát trong buổi lễ tốt nghiệp của Kinder 6. Frield trip: Kinder đi khá nhiều, một năm có lẽ phải đến 4-5 lần. Thường thì halloween thì đi pumkin patch, háipu kin ở farm, rồi đi farm xem con vật nuôi và vườn rau, xem kịch, đi bảo tàng của trẻ con, v,v. Bố mẹ có thể đi cùng lái 4-5 cháu đi, hoặc nếu hội phụ huynh thuê school bus thì bố mẹ cũng đi cùng để trông các cháu. Tuần đầu tiên của năm học là làm quen. Tháng cuối cùng của năm học thì cũng chỉ làm bài kiểm tra xong là chơi, có đủ các loại event của nhà trường và của khối Kinder vào trong tháng 5, chuẩn bị biểu diễn này nọ kia rất bận rộn. Còn lại thì cứ học vài tháng lại được nghỉ một tuần. Về lịch học này tốt nhất các mẹ nên vào tra xyz school district calendar 2013-2014 sẽ ra lịch học năm sau. Nên biết lịch học để mà tính toán các ngày nghỉ, các vacation của cả nhà cho phù hợp.

Sunday, March 31, 2013

Kinder học gì (1)

Phần hai sẽ về nội dung học, Các con cũng học rất nhiều về thủ công, vẽ (art), viết chữ, đọc, làm toán. Tuỳ từng trường từng khu có thể sẽ có những giai đoạn học kịch, nhảy, nhạc hay vẽ đặc biệt (có người ở chỗ khác đến dạy) p. Có những hoạt động này hay ko là do trường có tiền từ khác nguồn khác hay không. Thông thường trường sẽ có tiền từ các nguồn : bang, thành phố (lương của cô giáo chính, xây dựng cơ bản), quyên góp từ bố mẹ hay doanh nghiệp (sẽ trả cho các cô giáo phụ, mua bán những thứ đặc biệt, xây dựng một hạng mục đặc biệt ko thường xuyên, thuê thêm người về dạy những gì phụ thêm như kể trên), hội phụ huynh (trả cho văn phòng phẩm, field trip, hoạt động vui chơi thêm - các ngày hội, đọc sách, kể chuyện, biểu diễn kịch vv). Như trường con mình bao nhiêu từ thành phố và bang ko rõ, như hội phụ huynh mỗi năm chi tiêu khoảng 120k và quyên góp của PIE (tổ chức chuyên quyên tiền của bố mẹ và các doanh nghiệp) thì đóng góp 3-5 triệu một năm cho toàn bộ các trường trong thành phố. Còn cá nhân thì vô cùng, một gia đình có thể đóng góp mua một cái cây, xây một khu vườn hay cả khu gym, bể bơi, tuỳ vào khả năng. Trở lại các con học gì trong một ngày học. Tuỳ từng thành phố mà kinder sẽ học từ sáng đến chiều (2-3h, tức là 6-7 tiếng một ngày) hay chỉ học đến 12h trưa (4-5 tiếng một ngày). Cái này rất khác nhau. Có những nơi tin rằng trẻ em mới 5 tuổi thì chỉ nên học nửa ngày cho đỡ mệt, có nơi thì cho học luôn bằng các lớp trên, cả trường một lịch giống nhau. Thường vào học thì sẽ có rug time, giới thiệu hôm nay học gì, các stations trong lớp gồm nhưngx hoạt động gì , sau đó thì vào nửa buổi đầu (cỡ gần 1.5 hr). Sau đó thì nghỉ giữa giờ ăn snack 20 phút. Các cháu có thể ăn 5 phút rồi chạy chơi. Sau đó vào lớp học tiếp. 12h nghỉ ăn trưa, ăn trong 15 phút, sau đó nghỉ ra chơi 30 phút. 12.45 vào lớp nếu học tiếp đến chiều rồi về. Nếu kinder học đến 12 h thì các cháu về nhà luôn để ăn trưa,ko thể ở lại trường được. Còn nếu các cháu học đến 1.30 hay 2.30 hay 2h tuỳ nơi, thì các cháu sẽ nghỉ ăn trưa và ra chơi như trên. Các cháu sẽ học nhiều nhất và nửa giờ đầu, từ 8.30 đến 10h. Các hoạt động quan trọng nhất là lúc này, và nếu bố mẹ đăng ký đến làm ở lớp thì cũng làm vào giờ này. Trong một lớp học sẽ có một cô giáo chính, một cô giáo phụ, có thể có cô giáo thực tập, ngoài ra có 2-3 bố mẹ đi làm. Tức là sẽ có 5-6 người lớn mỗi người phụ trách một bàn. Sĩ số thì sẽ là 18 hay 20 hay 23 cho đến 30 tuỳ vào thành phố. Việc bố mẹ có đi volunteer hay là trường có tiền để thuê cô giáo phụ hay ko cũng tuỳ vào từng trường và thành phố. Do vậy ko có gì ngạc nhiên nếu có những thành phố sẽ có 5-6 người trong một lớp 23 cháu trong khi có trường ở thành phố khác 30 cháu chỉ có 1 -2 người phụ trách. Tất cả là ở có bao nhiêu funding. Trình tự học tập thường như sau: 1. Rug time: có thể ngồi theo vòng tròn. Một học sinh đếm ngày học thứ bao nhiêu của năm, đếm ngày tháng năm. Sau đó ai có tin gì thì thông báo. Sau đó cô giáo nói cho biết ai sẽ ở station nào. Nếu là ngày có bạn present về poster của special week (mỗi bạn một tuần) thì bạn ấy sẽ present và mọi ng hỏi 2. Học theo các station 3. Nghỉ ăn snack, ra chơi ngắn (20 phút). 4. Vào lớp. Làm nốt những project đang làm dở. Hoặc chơi tự chọn 5. Nghỉ ăn chưa, ra chơi 6 vào lớp. Chọn sách đọc hàng ngày. Đọc với bạn đọc (partner reading).

Con vào kindergarten

mình dùng ipad để viết nên ko hiêu sao ko hiển thị các xuống dòng mặc dù trong bản compose thì có xuống dòng đầy đủ. Sẽ tìm cách sửa Bay Area càng ngày càng nhiều mẹ có con chuẩn bị đi học nên mình viết vài bài về chuyện học hành của các con ở trường. Tất cả là dựa theo kinh nghiệm ở school district của con mình. Các khu khác kinh nghiệm có thể khác, đây chỉ là để các mẹ tham khảo. Ai có câu hỏi gì cứ hỏi nhé. Thường việc đăng ký học sẽ bắt đầu từ giữa tháng 1. Có một giai đoạn từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 2, gọi là giai đoạn đăng ký sớm, nếu con mình đăng ký lúc này họ sẽ sắp xếp đầu tiên. Nếu như đăng ký từ sau giai đoạn đó đến trước khi năm học băts đầu, hoặc kể cả sau khi năm học băts đầu (cho những người mới chuyển nhà đến hay chuyển trường cho con vì lý do đặc biệt - như chuyển từ tư sang công, từ young 5 sang kinder) thì sở giáo dục vẫn bố trí chỗ học cho bình thường. Tuy vậy đăng ký sớm (đầu mùa) có nhưngx lợi ích sau: 1. Sẽ được xếp lớp đầu tiên do vậy có cơ hội vào trường mình muốn (lottery), trường gần nhà. Sở giáo dục họ sẽ xếp các cháu vào trường nào theo số học sinh họ nhận được giai đoạn này trước. Nếu đăng ký sau đó mà đã hết chỗ thì sẽ vào waitlist và được xếp vào trường khác đang có chỗ trước đã 2. Các tour trường và buổi thông tin thường được tổ chức trong thời gian đăng ký sớm này, nên mình cũng có cơ hội tìm hiểu về trường và sở giáo dục tốt nhất. 3. Đặc biệt nếu các bạn muốn cho con vào trường lottery thì thời gian này mình có đủ để làm đủ các yêu cầu mà nhà trường yêu cầu. Nhiều trường yêu cầu phải tham gia một buổi orientation, đi tour (phải đặt hẹn) rồi mới được lấy form đăng ký. Các trường học bên này phần lớn là phân theo khu vực ở (neighborhood school), bạn ở khu nào thì học trường của khu đó. Muốn biết nhà mình ở học trường nào, có thể tra tìm school district boundary map. Sau đó theo sơ đồ tìm địa chỉ của mình và tên trường tương ứng. Ngoài các trường này còn các trường lottery. Các trường này gọi là alternative school. Thường mình thích trường nào thì đăng ký vào trường ấy, có thể đăng ký online hay mang giấy tờ đến tận trường là tuỳ. Tuy vậy việc đầu tiên vẫn phải đăng ký với sở giáo dục đã. Hai loại trường nói trên chỉ giành cho những em bé sống trong school district. Charter school là trường của thành phố này nhưng cho phép các cháu ở các thành phố xung quanh đăng ký vào. Vào được hay ko thì tuỳ từng năm và nói chung cơ hội cũng ko cao. Có những người nhắm vào trường của thành phố bên cạnh (tốt hơn) có thể goij truong liên tục để néu có chỗ giữa năm thì vào luôn (thường con người ta đã học ở một trường vài tháng rồi người ta sẽ ngại đổi, như thế nếu mình ko ngại chuyển thì mình có cơ hội). Về thứ tự ưu tiên: 1. Các cháu có anh chị đang học tại trường sẽ được chỗ chắc chắn, thuộc thứ tự ưu tiên số 1. Nếu số các cháu nay nhiều hơn sĩ số thì có lottery và các cháu khác đều waitlist hêt 2. Sau ưu tiên 1 còn bao nhiêu suất sẽ cho các cháu ko có anh chị ở đó vào. Lúc này là lúc việc đăng ký sớm làm mình có ưu thế vì là ai đăng ký trước thì vào trước, có những nhà chuyển đến khi năm học vừa kết thúc mà ko vào được ngay chính là vì đăng ký sớm từ giữa tháng 1. Nếu quá đông thì như đã nói sẽ có waitlist, mình sẽ được biết là con mình sẽ ở trường nao, waitlist trường nào, số bao nhiêu, Thường cuối tháng 2 người ta sẽ có thông báo gửi về nhà là con mình vào trường nào. Trường lottery có được ko. Có những trường đến tháng 4 mới gửi thông báo. Nếu ko có gì đặc biệt, như phải vào waitlist, hay vào được trường lottery, charter thì người ta sẽ ko gửi gì cho đến tháng 4. Trong tháng 5 học sinh hay đến trường một buổi để vào gặp các cô giáo kinder, các cô sẽ gặp một nhóm 4-5 cháu một lúc, trong một phòng sẽ có khoảng 4-5 station và mỗi cháu sẽ vào từng bàn để các cô đánh giá các yếu tố như biết chữ, biết đọc, biết viết chưa, có khả năng tập trung ngồi nghe giảng bao lâu. Những đánh giá này dùng để theo dõi tiến bộ của các cháu sau này. Ngoài ra tiếp xúc với các cháu các cô cũng có ấn tượng về tính cách để xếp lớp cho phù hợp. Buổi găpj mặt tháng 5 này cũng là buổi để hội phụ huynh giới thiệu về hoạt động của mình. Sẽ có một hai người của PTA ở đó và sẽ đưa những thông tin về các hoạt động tình nguyện của hội phụ huynh, ai muốn tham gia thì tham gia. Ngoài ra mình cũng đưa liên lạc của mình, để họ lập ra mailist của các phụ huynh sẽ có con vào kinder năm đó. Trong hè có thể tuỳ district nhưng chỗ nào PTA mạnh thì họ sẽ tổ chức các buổi gặp và chơi cho các cháu sắp vào kinder. Các cháu sẽ găpj nhau ở công viên hay sân chơi trong trường, chơi tự do khoảng 1.5-2 hr và bố mẹ cũng giao lưu luôn. Tong hè sẽ có cỡ 3-5 buổi và bao giờ cũng có một buổi ngay trước khi năm học bắt đầu. Các bố mẹ nên cố gắng đi, vì con sẽ có bạn bè và cảm thấy ko bỡ ngỡ quá trước khi vào lớp. Buổi học đầu tiên nếu con đã biết vài bạn trong lớp thì sẽ đỡ hồi hộp hơn rất nhiều. Trong tháng 7 hay tháng 8 trường và hội phụ huynh cũng sẽ gửi giấy tờ về nhà về các khoản đóng góp (tự nguyện hay bắt buộc) và bố mẹ sẽ chuẩn bị sẵn check và những mục nào mình muốn đóng góp. Đầu năm quay lại nộp cho office. Ngoài ra có yêu cầu gì về đồ dùng học tập, họ sẽ cho biết trong những ngày học đầu tiên để bố mẹ đi mua. Các đóng góp bắt buộc bao gồm tiền cho field trip, tiền mua nhưngs gì đặc biệt (thường cho năm cuối), tiền mua đồ dùng học tập (nếu hội phụ huynh mua hộ cho cả năm). Đóng góp ko bắt buộc bao gồm tiền mua đồng phục (thường áo phông, áo có mũ cho mùa đông in logo và màu của nhà trường), đóng góp cho thư viện (một quyển sách $15), đóng góp cho quỹ hội phụ huynh. Hội phụ huynh trường của con mình thì rất hữu ích, họ mua tất cả các đồ dùng học tập cần dùng tại trường và mỗi năm bố mẹ đóng cho hội $15 đủ cho cả năm luôn. Như vậy bố mẹ đỡ phải lo lắng mua đồ để cho con ở trường, con ko phải mang đồ dùng học tập về nhà rồi mang lại trường để dùng (như ở vn) và PTA mua với số lượng lớn, có giảm giá cho nhà rường, giá cũng rẻ hơn nhiều so với bố mẹ phải đi mua. Từ kinder đến lớp 2 ko phải mua gì. Lớp 3 trở lên sẽ phải mua thêm vài thứ, như hộo bút, thước kẻ, bút chì kim, v,v. Vì con sẽ có bàn riêng và đồ dùng riêng. Nhưng bút chì, giấy, vở, sách thì vẫn mua chung và bố mẹ đóng tiền đầu năm. Khi năm học bắt đầu, thường trong một tuần đầu trước khi vào học sẽ dán thông báo các cháu sẽ học lớp nào ở ngoài office. Bố mẹ xem trước, tới ngày đó thì cứ đưa con vào lớp là được. Trong một hai tuần đầu mới đi học, sẽ có ngỳ họp phụ huynh. Người ta hay chia làm hai buổi, cho kinder một buổi và cho lớp 1-5 một buổi. Hai buổi này sẽ bắt đầu bằng họp chung với trường trong phòng thư viện hay phòng họp chung. Sẽ có phát biểu và thuyết trình của hiệu trưởng, thư viện, trưởng hội phụ huynh và như thành phố mình là một tổ chức nữa chuyên quyên góp tiền của bố mẹ để funding cho nhà trường. Buổi họp này kéo dài khoảng 1 tiếng. Sau đó là họp trong lớp với cô giáo. Cô giáo sẽ giới thiệu về bản thân, giải thích về chương trình học, các việc mà bố mẹ có thể tình nguyện làm trong lớp và trả lời các câu hỏi. Sẽ có các form để điền như thông tin của gia đình, form tìm hiểu về học sinh, các gia đình cũng giới thiệu về mình, đăng ký làm trong lớp luôn hôm đó. Thường cả hai bố mẹ đi họp buổi này để biết cô giáo và gia đình khác. Thông thường 1.5 -2 hr, Khi con học kinder nếu gia đình có điều kiện rất nên đăng ký giúp cô ở trường. Thứ nhất con mình bạo dạn hơn khi có bố mẹ. Thứ hai cô giáo cũng có quan hệ tốt với mình và thường mình cũng sẽ biết về tình hình của con ở trường hơn. Một điểm nữa ở bên này là các cô giáo sẽ xếp lớp cho con mình vào năm sau, tuỳ vào tính cách của đứa trẻ, cô nghĩ phù hợp với lớp nào nhất thì cô xếp vào đó, do vậy quan hệ tốt với các cô chỉ có lợi thôi. Mình cũng biết về các bạn của con, tính cách của chúng và hướng cho con mình bạn tốt để chơi. Bài sau mình sẽ viết về các hoạt động trong lớp và sau buổi học.

Friday, August 27, 2010

Chăm sóc mẹ và em bé lúc mới sinh

Mới sinh xong chị em cần nhất là tự chăm sóc bản thân mình. Dù buồn cũng cố gắng đừng khóc nhiều. Dù mệt cũng cố mà ăn, uống thật nhiều nước, nhiều sữa để cho có nhiều sữa cho em bé. Dù trông em bé bận thật nhưng mình cugnx phải cố mà nghỉ bất kỳ lúc nào có thể. Dù stress cũng phải hiểu mình, thấy mìh hơi stress một tí là phải giải tỏa ngay bằng cách nào phù hợp với mình nhất, như là nghe nhạc, tập yoga, ngủ, xem phim, vv, tóm lại mặc dù kiêng cữ nhưng thấy stress thì việc quan trọng là giải tỏa, không quá quan trọng là phải kiêng cữ bằng mọi cách.

Chăm sóc bản thân mình cũng có nghĩa là phải hiểu những gì về phát triển của con, để cho mình khỏi lo lắng (nên đọc sách về em bé trong 1,2 tháng cuối để khỏi bỡ ngỡ, những cuốn như The baby book, What to expect the firs year, Your baby's first year, v.v. Về ngủ thì có The sleep book, No cry sleep solution. Về chăm sóc tinh thần có The happiest baby on the block.

Mình viết qua về chăm sóc em bé, còn sau đó sẽ sửa dần bài viết về chăm sóc mẹ

Vệ sinh: NHỮNG AI CHĂM SÓC EM BÉ PHẢI THƯỜNG XUYÊN RỬA TAY, BẤT KỲ LÚC NÀO TRƯỚC KHI BẾ/CHO E ĂN/TẮM CHO EM/THAY BỈM CHO EM, TÓM LẠI LÀ CHẠM VÀO EM BÉ, ĐỀU PHẢI RỬA TAY XÀ PHÒNG TRƯỚC ĐÃ. KHI NẤU ĂN, SỜ VÀO ĐỒ SỐNG THÌ NÊN ĐI GĂNG TAY LATEX, LOẠI DÙNG MỘT LẦN VỨT ĐI, ĐỂ KHI CẦN THÌ CÓ THỂ CHỈ CẦN RÚT GĂNG TAY, RỬA TAY QUA RỒI VÀO CHĂM E BÉ NGAY. NHƯ VẬY VI KHUẨN KHÔNG VÀO ĐƯỢC TRONG MÓNG TAY CỦA MÌNH. THƯỜNG XUYÊN CẮT MÓNG TAY CHO NGẮN, RỬA XÀ PHÒNG NGÓN TAY CHO THẬT SẠCH.

- Thay bỉm cho em: khi nào em ỉa hoặc đái là phải thay ngay. em còn nhỏ nên rất dễ bị hăm, mà hăm thì sẽ đau và khổ thân lắm. Khi nào em lớn hơn, vài tháng rồi thì có thể đái thì ko cần thay ngay, nhưng ị thì lúc nào cugnx phải thay luôn. Chậm một tí, cỡ 10 phút thôi là bé có thể đã hăm đỏ rồi.
- Nếu có thể, mỗi lần ỉa xong thì sau khi lau qua bằng giấy lau baby wipes, phải mang ra phòng tắm để rửa lại cho em bằng Cetaphil Cleanser.
- Với con gái: nếu ỉa hay đái xong đều rửa đít cho em sau đó dùng khăn xô thấm cho hơi khô (không bao giờ thấm hay chà mạnh nhé) rồi bôi một ít A&D original ointment, rồi đóng bỉm thì sẽ tốt nhất.

- Ngoài ra, các em bé còn nhỏ da còn rất mỏng, nhất là mấy tuần đầu sau khi sinh. Tốt nhất là dù dùng baby wipes lau cho em, thì trước khi lau, lấy nước nóng vào cái chậu rồi cho baby wipes vào vò qua, vắt nhẹ cho bớt nước, sau đó lau cho em. Trong bệnh viện thì người ta có thể dùng loại giấy như kiểu paper towel nhưng dai hơn. Như vậy sẽ không sợ những wipe có chất tiệt trùng làm cho em dễ bị hăm. chỉ cần làm như thế này vài tuần đến 1 tháng, sau đó bé quen dần với môi trường bên ngoài bụng mẹ rồi, thì có thể dùng baby wipes thông thường.

- Tắm cho em: như đã nói là bằng nước ấm hoàn toàn không dùng bất kỳ cái gì. Trình tự là thế này: đầu tiên chỉ cho em mặc mỗi cái bỉm, quấn em vào một cái khăn vuông (cho vai và người em cố định). Một chậu nước ấm tắm riêng, một chậu khác để gội đầu riêng, một chậu rửa đít riêng :). Bế em và gội đầu cho em trước, sau đó lấy khăn xô lau khô đầu. Tháo khăn vuông, tháo bỉm, rửa đít cho em bằng Cetaphil Cleanser. Sau đó bắt đầu tắm cho em.
Khi tắm thì phải lót một cái khăn tắm loại nhỏ xuống dưới chậu tắm, đặt em nằm ngay trên tấm khăn đó, em sẽ yên tâm vì không bị trơn. Lúc tắm, một tay trái ôm vai của em, cầm tay em cho em yên tâm, tay kia thì dùng khăn xô lau người, tưới nước ấm liên tục lên người của em.
Lúc tắm tốt nhất có hai người, một người phụ, một người tắm. Trước khi tắm chuẩn bị sẵn trong phòng, đặt sẵn lên giường của mẹ hoặc em: một bộ quần áo (xếp sẵn áo liền quần, mở phanh hai bên, đặt lên trên áo sơ mi cũng mở phanh), một cái bỉm, các loại kem bôi. Trong chỗ tắm chuẩn bị sẵn các loại khăn: khăn thấm đầu, khăn thấm/ôm em ra khỏi chậu tắm, khăn để tắm/gội đầu. Nhắc lại CỤC KỲ QUAN TRỌNG, KHÔNG TẮM/GỘI CHO EM BẰNG CHANH, SẼ LÀM HẠI VÀ KHÔ DA CỦA EM, NẾU THÍCH THÌ CHỈ GỌT LẤY VỎ CHANH RỒI VÒ VÀO NƯỚC CHO THƠM.
Ở Vn hay tắm cho em bé bằng các loại: lá kinh giới, nước nấu mướp đắng, lá chè xanh, bên này thì mình biến tấu, có kinh giới và mướp đắng nên vẫn dùng được, còn nếu muốn tắm chè thì có thể dùng chè mạn, pha ra như để uống, rồi nước đó pha loãng vào trong chậu nước tắm của bé.

Em bé bình thường lúc mới sinh, trong vài tuần đầu phải thích nghi với môi trường bên ngoài, tập tự thở một mình, nên phần đông hay bị hắt hơi, thở hơi có tiếng, hay thỉnh thoảng ho, nấc một chút. Đó là bình thường, bà mẹ đừng lo lắng. Nhưng cũng phải rất cảnh giác với bất kỳ dầu hiệu bất thường nào, ví dụ hắt hơi/ho kèm sổ mũi, khò khè có tiếng đờm. Thường xuyên cặp nhiệt độ cho em (dùng loại đút đít, cái này ở bệnh viện có và họ cho phép mình lấy về, nên mình nên cầm về trước khi ra viện) nếu thấy sốt (trên 101) thì phải gọi bác sỹ ngay.

Trong thời gian một hai tuần đầu, quan trọng nhất là bé phải bú đủ sữa mẹ để không bị mất nước và tụt cân quá nhiều. Bé thường vẫn bị mất nước, trong hai tuần đầu có thể mất tới 10% trọng lượng cơ thể, nhưng nếu tụt ít một, đều không sao, còn tụt đột ngột như kiểu trogn 1 ngày tụt hơn 10% thì BS sẽ phải theo dõi thường xuyên trọng lượng của e bé, một tuần 1-2 lần. Do vậy việc của mẹ là làm sao cho bé bú càng nhiều càng tốt. Thời gian 1 tuần đầu sữa có thể chưa vè nhiều, hoặc ti mẹ rất đau vì bé chưa biết bú đúng tư thế, cũng như chưa biết mút nên bú sẽ lâu, hoặc bé cáu sẽ cắn mẹ, tóm lại mẹ sẽ rất rất đau, tưởng như không chịu nổi. Lúc này phải cố gắng chịu đau, bôi kem Lasinoh để mềm, giữ ẩm, cho đỡ đau một chút, đồng thời vẫn phải cố cho bé bú càng nhiều càng tốt. Bé bú xong có thể kích thích sữa ra bằng cách bơm tiếp cho ra sữa rồi cho bé bú bình thêm, hoặc nếu bé ị không đủ (ngày 1-2 lần, đái không đủ) thì cần phải cho bé ăn thêm sữa ngoài để bé đi ị được và tăng cân (cái này là cho 2 tuần đầu, sau đó nếu bé bú mẹ hoàn toàn mà ko đi ị được hàng ngày thì cũng ko sao cả).

Cố gắng hết sức đùng thấy đau quá thì cho bé ăn bình, không cho bé bú thường xuyên, như thế mình sẽ mất sữa, mà con rất thiệt thòi vì sữa non của mẹ lúc đó là vô giá, giúp bé nhiều kháng thể, ít bệnh tật, lại phát triển mọi thứ tốt hơn. nếu đau thì cũng chỉ 1 tuần thôi là sẽ hết, sau đó sữa về nhiều, bé bú quen, sẽ không đau nữa.

Mẹ nên ăn gì lúc mới sinh và cho con bú:

Về cơ bản uống nhiều nước, uống sữa, ăn các loại rau lá xanh sẫm (nhiều sắt), ăn trái cây nhiều (trừ các loại cam chanh quýt bưởi, nước của các loại này cũng kiêng không uống cho đỡ bị nhiều gas, em bé sẽ đầy bụng, khó chịu). tránh ăn brocoli sống. Tránh hành, tỏi, ớt, mỡ (đầy bụng, khó tiêu, nhiều gas). Thường mình ăn những cái này"

- Cơm, xôi, cháo móng giờ
- thịt gì cũng ăn, cá thì không ăn những loai như lúc có bầu kiêng (tuna, cá thu), tôm kho nghệ
- Rau xanh các loại : không ăn rau cải, bắp cải, chỉ ăn cải cúc, cải xoong, brocoli, đậu, cà rốt luộc (nếu táo bón thì dừng ăn cà rốt), rau ngót (nếu có nhờ mua được Florida gửi sang).
- Hoa quả: ăn nhiều đu đủ chín, táo, lê, dưa vàng. Không ăn cam quýt bưởi. Không uống nước của các loại này
- Uống nhiều sữa, nhiều nước lọc.
- Ăn đa dạng, thi thoảng ngoài cơm ăn bánh mỳ nguyên cám, nhiều hạt, cheese, rau, thịt.

Thursday, August 26, 2010

Đồ chuẩn bị cho bà mẹ sinh em bé

Xin lỗi em H nhé, hứa với em mãi mà rồi bây giờ mới viết được. Hy vọng là em chưa sinh con :)

chuẩn bị đồ dùng cho em bé cần những thứ gì, đây là những thứ thiết thực mà chị thấy cần nhất:

1. Crib + bedding set: nếu luyện cho em bé ngủ riêng từ nhỏ thì cũng tốt cho mình về sau, vì cơ bản ông bà sang cũng chỉ một thời gian rồi về. Crib thì mua, xin thế nào cũng được, miễn chắc chắn, còn về bedding thì chị thấy cần nhất là khoảng 2,3 cái ga trải (crib sheets), cái quây thì không cần ngay. Lúc đầu em bé chưa lẫy thì chỉ cần trải ga thôi cho đỡ bụi. Em bé nằm trên đệm chỉ có một tấm ga trải, không dùng gối, nếu muốn thì lót một cái khăn xô mỏng (loại khăn tắm, mình gập lại rồi lót để thấm mồ hôi cho em, và nếu em trớ ra thì có thể thay cái khăn này, không phải thay cả ga giường sẽ rất lâu). chỉ cần thế thôi. Nếu muốn chặn (như ở VN hay chặn cho em khỏi giật mình, bên này thì bọn nó có một cái là sleep positioning nhưng chị thấy ko cần thiết) em chỉ cần lấy hai cái receiving blanket sau đó quấn lại rồi chặn cho em thôi.

2. Quần áo cho em bé:
- nhà chị thì hay mặc cho em loại từ đầu đến chân, có tất chân luôn, cởi khuy, bên trong thì mặc một áo sơ mi cotton cũng loại cởi khuy của Việt nam, hay có thêu hình con gấu. Trình tự mặc thì thế này, cứ trải cái áo dài xuống, mở phanh hai bên, sau đó đặt cái áo sơ mi lên, cũng mở phanh hai bên, đặt em bé xuống, mặc bỉm cho em bé, rồi lồng hai tay (khi lồng tay áo cho em, thì một tay cầm tay em, luồn qua cái áo, rồi khi tay chui qua rồi, thì một tay cầm tay em, một tay cầm mép ngoài tay áo, kéo một cái, thì tay áo sẽ nằm gọn đúng vị trí, không bao giờ kéo tay em nhé, chỉ kéo áo thôi). Sau khi mặc được áo sơ mi thì mặc áo dài ở ngoài, cũng cách mặc như thế, rồi cài cúc áo lại. Nói chung cách ăn mặc như thế này thì tiện cho mình, ko phải chui đầu (rất mất thời gian và nhất là cha mẹ lần đầu thì ai cũng lóng ngóng), cũng không phải nâng lên đặt xuống bé gì cả.
Nhà chị thường có khoảng 6-7 cái áo sơ mi của em bé (3 tháng một số) và khoảng 4-5 cái áo dài từ đầu đến chân là được. May là con chị ít trớ, hoặc cái tuổi hay trớ thì lót yếm được nên cũng ok. Nếu mà bé hay trớ thì chắc cần nhiều hơn 1,2 bộ hoặc mẹ phải có cái bát ô tô hứng cho nhanh.
- ở VN hay cho mặc quần rời áo rời, thường lúc bé thì chị cho mặc đồ liền, còn lớn một chút, như kiểu 6 tháng trở ra thì có thể kết hợp mặc loại này. Đến ngoài 1 tuổi thì phần lớn nhà chị mặc đồ rời, hoặc con gái bắt đầu mặc váy, con trai bắt đầu mặc quần sooc.
- Ở bên này thì tùy nơi thời tiết thế nào mà chuẩn bị quần áo ra ngoài cho phù hợp. dù lạnh thì trong nhà có máy sưởi nên chỉ cần một đến hai bộ ra ngoài là ok, trong nhà thì chỉ mặc ấm hơn mình một lớp là được (lớp ở đây là lớp cotton, ko phải lớp len dạ nhé).
- Bib (yếm ngực): cho em bé lúc ăn ti mẹ, nếu có trớ, hay sữa phun ra làm ướt áo, nếu che thì ấm ngực của em, đồng thời nếu sữa mẹ có phun thì em không phải thay áo- cái này 4-6 cái là được. khi em bé đã ăn dặm thì dùng cái này, dùng ngay từ ngày đầu tiên nhé để bé quen: http://www.amazon.com/Baby-Bjorn-Soft-Pack-Blue/dp/B00197ZLGG đôi khi target có sale online, rẻ hơn.

3. Các đồ khăn quấn, tắm, linh tinh
- receiving blanket: khăn vuông quấn, hoặc khăn chữ nhật: bên này khá phổ biến. Từ trong bệnh viện y tá sẽ cuốn hoặc dạy em nếu em yêu cầu họ, nên dùng và nên cuốn càng chặt càng tốt cho em bé ngủ say, ít giật mình. Nhà mình hay quấn khăn chéo, khăn này chỉ quấn được mông thôi nên cơ bản không bằng khăn vuông đâu, nói chung là ko dùng mấy.
- khăn xô: cái này của VN và mang càng nhiều càng tốt. Khăn xô vuông nhỏ để lau mặt, lau miệng, lót cổ thấm sữa, v.v. Khăn xô loại to, dày hơn, để tắm (chị thường có chừng 6 cái). Khăn xô loại trung bình, to nhưng không dày bằng (cũng để lau đít, chặn qua ngực lúc ti ti, lau tóc lúc gội đầu xong), v.v.
- khăn tắm trùm qua đầu (hooded): loại này mẹ chị mua cho chị ở VN, tốt và dày hơn ở bên này. Có thể mua đồ rất high end ở bên này thi có loại tốt. Chị thấy chỉ cần 1-2 cái.

4. Skin care: đồ dùng của em bé có hai nguyên tắc: một là không chứa soap (xà phòng), hai là không có mùi. Tốt nhất mua đồ organic nếu có thể. Có những cái này có thể cần:
- Sữa tắm: lúc còn nhỏ dưới 1 tuổi em bé hoàn toàn tắm và gội đầu bằng nước ấm, không pha chanh hay bất kỳ cái gì vào nước tắm của em bé. Nếu muốn pha nước muối thật loãng,mà cũng không cần thiết. Johnson &Johnson thì chị cực ghét luôn vì nó nhiều soap, tóm lại nếu cần phải dùng thì chỉ dùng một là Cetaphil Cleanser (loại này ko mùi, ko nhờn), hai là đồ California Baby. Mà chỉ dùng duy nhất để rửa đít cho em bé sau khi em ị thôi. Chị dùng Cetaphil cho con chị cho đến mấy tuổi mới chuyển sang California baby.
- Gội đầu: again, không dùng cái gì ngoài nước ấm. Sau khi em bé 1 hoặc 2 tuổi có thể dùng Cetaphil Cleaser hoặc California Baby (bọn này thì có dầu gội và dầu tắm 2 in 1, dầu xả riêng, thường bán ở Whole Foods).
- Lotion: cũng chỉ dùng Cetaphil Cream hoặc Moisturizer. Nếu thích thì dùng California Baby. cái này là để dùng khi em cảm thấy da em bé bị khô, thường là vào lúc khô, hay mùa đông mình dùng lò sưởi, thì nên bôi cho em bé. Bôi vào chỗ nào bị khô, hoặc kể cả bôi khắp người cũng ko sao cả. TUY VẬY NHỚ LÀ NGUYÊN TẮC BÔI GIỮ ẨM DA CỦA EM BÉ LÀ SAU KHI TẮM, TRONG VÒNG 4 PHÚT, PHẢI THẤM NHẸ NGƯỜI CHO KHÔ BẰNG KHĂN XÔ, RỒI BÔI KEM KHẮP NGƯỜI LUÔN. TỨC LÀ 4 PHÚT, PHẢI MANG VÀO GIƯỜNG, THẤM KHÔ VÀ BÔI CHO XONG.
- Kem chống hăm (không phải là kem chữa hăm nhé). Có hai loại, chống và chữa. nguyên tắc của chữa là dùng zinc oxide để trị hăm, tuýp này thường có mấy loại phổ biến như Destini gì đó, A&D, v,v mỗi lần hăm đỏ thì mới dùng và dùng thì chỉ được bôi ngày 2 lần, tối đa 4-5 ngày thôi. Nếu mình muốn phòng để không bị hăm thì dùng kem chống hăm, nguyên tắc của nó chỉ là giữ ẩm. Có thể dùng A&D original ointment, hoặc Aquaphor Original Ointment (Aquaphor này thì có thể dùng cho bé nào da cực khô, giữ ẩm rất tốt, đỡ mẩn). Khi nào thay tã, lau/rửa sạch, thấm khô nhẹ rồi thì bôi kem này rồi đóng bỉm cho bé, nên bôi ít nhất là vào buổi tối để cho bé được dễ chịu.
- Trong bệnh viện người ta hay có tuýp kem chữa hăm loại nhỏ như ngón tay, chỉ cần xin loại này là được, ko cần mua tuýp to đùng đâu, vì nếu chăm sóc em tốt thì hầu như dùng một, hai lần là cùng.


5. Một số vật dụng khác (gear):

có mấy cái này phải có:
- Chậu tắm cho em bé: để đặt vừa lên trên cái sink ở chỗ mình rửa bát, làm sạch khu này rồi tắm cho con ở đây là tiện nhất
- Car seat
- xe đẩy: chị thấy practical nhất là dùng frame lúc mới sinh cho đến khoảng 9 tháng , loại này http://www.amazon.com/Graco-SnugRider-Infant-Stroller-Frame/dp/B0007KMUH4 nếu mua used thì chỉ $15-20. Sau đó sau 9 tháng thì dùng xe đẩy loại nhẹ, gấp gọn được, gọi là umbrella stroller. Cái này thì mình dùng đến lúc em lớn (cỡ 4, 5 tuổi) cho nên mua loại tốt cũng được, cho đứa sau dùng nữa, chị hay mua cái này" http://www.babydealz.com/20matrsc.html - nếu mua used trên craiglist thì cũng khoảng trên dưới $50 thôi.
- High chair: cái này thì từ từ rồi tính, chị thì thấy quan trọng là có bánh xe, có dây đeo qua vai, nếu có thể hạ được độ cao thì càng tốt nữa. Chị đang dùng bọn này http://www.google.com/products/catalog?oe=UTF-8&gfns=1&q=peg+pegro+high+ch%E1%BA%A3i&um=1&ie=UTF-8&cid=5642901461215857357&ei=MGl3TMy7KI-0ngeAupydCw&sa=X&oi=product_catalog_result&ct=result&resnum=7&ved=0CEsQ8wIwBg#, nó có thể gập gọn cho vào xe được. Nhưng em có thể chọn loại nào cung được, cái này thì sau 6 tháng mới cần vì lúc đó mới cho em bé ăn dặm.
- Bouncer: cái này cũng tiện cho mình lúc mình cho em ngồi chơi để mình còn làm việc khác, thường ghi là from birth nhưng chị toàn cho ngồi lúc em cứng cáp một chút, từ 3 tháng trở ra, vì chị sợ đệm ghế mềm quá thì có thể làm lưng em ko tốt.
- Gối cho bú : cái này thì tùy người, chị vẫn dùng loại My best breastfriend.
- Glider + nursing stool: chị thích glider của Dutailer, còn ottoman thì ko cần mua, chỉ cần glider với nursing stool của Medela là được.
- Cái này có thì tốt: changing table: cái này mua bằng gỗ cũng được nhưng tốn kém, tốt nhất là mua cái changing pad http://www.amazon.com/Simmons-Contour-Dressing-Non-Skid-Bottom/dp/B00260GN0I/ref=sr_1_2?ie=UTF8&s=baby-products&qid=1282897221&sr=1-2 Mua loại bình thường (ko cần chống trượt) thì rẻ hơn, khoảng $15 ở Walmart, sau đó mua thêm một bịch Verco loại dính xuống bàn để dính chặt vào bàn, đặt lên trên bàn máy tính là được. Chịu khó thay bỉm cho em bé ở đây thì sẽ đỡ bị đau lưng, các bà mẹ rất hay thay ngay trên giường của em hoặc của mình, nếu cao thì không sao, nếu không thì sẽ bị đau lưng ngay đấy.

Có thể mua khoảng 2 bình sữa bằng thủy tinh của Dr. Brown để phòng em bé có ăn thêm sữa ngoài không. Sữa thì ở trong bệnh viện xin người ta một hai hộp, về phòng khám của em bé lại xin tiếp được 1, 2 hộp nữa. bà mẹ nào được Medicaid hoặc Medical thì nghiễm nhiên con sẽ được WIC (chỉ cần phải đi xin một lần), mua sữa thoải mái luôn.

6. Đồ chơi:
Lúc nhỏ thì chỉ cần chơi xúc xắc, chơi crib mobile (đơn giản là được), lớn một chút thì chơi http://www.walmart.com/ip/Tiny-Love-Gymini-With-Lights-and-Music/3579098?sourceid=1500000000000003260330&ci_src=14110944&ci_sku=3579098 (từ khỏang một tháng có thể nằm nhìn, sau đó lẫy thì bé chơi được nhiều hơn, lúc bé bò được thì nói chung sẽ ko chơi cái này nữa). Lớn chút nữa, ngồi cứng được rồi thì chị cho chơi cái này http://www.walmart.com/ip/Baby-Einstein-Stack-Discover-Blocks/12457973?findingMethod=rr hoặc kiểu kiểu như thế.

Ngoài ra thì khoảng từ 3,4 tháng có thể chơi sách làm bằng vải hoặc bìa cứng, để bé không xé được, loại bằng vải hay có các đồ sột soạt hay để cho bé sờ mó chơi được http://www.barnesandnoble.com/u/soft-books-cloth-books/379001608/

Chú ý là đồ chơi của Mahattan toys http://www.manhattantoy.com/products/206644/Award_Winners là đồ tốt. Ngoài ra những đồ em bé hay cho vào mồm, như đồ để teething (chewing) thì nếu ko tìm được đồ tốt có thể mua đồ của bọn Châu Âu ở trong Whole Foods hoặc mua trên mạng. Tránh đồ Trugn Quốc, nếu có thể, giảm bớt đồ nhựa, đồ có mực, in màu mè của các hãng ko uy tín bằng (có thể có chì ở trong sơn, mực, v.v.).

7. Bỉm: Huggies hay Pampers đều được. Pampers thì đặc điểm là mềm, thích hợp nhất là con gái, nhưng có một cái phải chú ý là miếng dính của pampers có thể dính vào da em bé, nếu dính vào phải bóc ra thì dễ làm đau em, hoặc làm da em đỏ, do vậy dùng pampers thì mẹ và bố phải rất cẩn thận khi dính bỉm, đừng làm dính vào da em, còn huggies thì cơ bản là cứng hơn một chút, nhưng khi bé lớn, cỡ 2,3 tháng, đái nhiều thì huggies thấm được nhiều hơn, tốt hơn. Ngoài ra khi bé lớn có thể dùng của Kirkland (trong Costco). Deal bán bỉm rẻ thì đôi khi cũng có, phải search thôi. Ở Costco chỗ mình hay mua, một năm cũng sale bỉm Huggies và bỉm của Kirkland khoảng 2 lần. Mua lúc này là rẻ nhất.

Giấy lau: mình vẫn trugn thành và thấy giấy lau bán một thùng 6 hay 8 bịch gì đó, của Kirkland (costco) là tốt nhất, không mùi, ít chất nhờn, tẩy rửa, dùng lại dai, không mủn hay dính lên da em bé.

Bỉm new born thì cần khoảng 3-4 gói cỡ gần 100 cái, đủ dùng cho khoảng 3 tuần đầu (mỗi tuần có bé dùng đến 120, 130 cái), sau đó có thể bắt đầu từ số 1. Nếu nhà nào mà tiết kiệm thì có thể dùng new born cho đến lúc rụng rốn, sau đó dùng số 1. Vì pampers mềm hơn nên new born và số 1 có thể dùng của pampers, sau đó dùng huggies nếu thích. Số 1 thì trong Costco bán loại của Kirkland là rẻ nhất, $30 được hơn 200 cái. Vấn đề là số 1 và số 2 đều outgrow rất nhanh nên đừng mua nhiều, nếu ai cho thì mình dùng hết mọi người cho sau đó hãy mua tiếp. Số 3 dùng sẽ được lâu hơn, nên tốt nhất nếu mà bỉm sale, mua trữ thì nên mua số 3.

BÂY GIỜ ĐỒ CHO MẸ NÀY:


Mẹ thì chẳng cần dùng gì mấy, ngoài quần áo :D Nếu bà mang sang cho mấy bộ quần áo mạc ở nhà, loại to to cho bà đẻ dùng, căn bản là ngực thì rộng, và bụng, mông thì to là được. Chú ý mua loại áo dài tay nhé. Cần khoảng 4-6 bộ, áo thì nếu sau này cho con bú mà mình bị ướt áo nhiều quá, cứ mặc áo phông của chồng cho rộng rãi là được. Mua áo màu thì tốt hơn là áo trắng, vì sữa dính vào đôi khi bị ố. Tùy vào loại vải.

Áo lót cho con bú: ở bên này thì áo đấy dùng thích hơn hẳn, mua loại đơn giản, hình như của Medela ở trong cửa hàng Maternity thôi. còn nếu mang ở VN sang dùng thì cũng ok, nhưng ko sướng bằng. Loại của VN thì mua số to nhất, 42 nhé ,nếu muốn thì mua một ít 38 để sau này gầy đi thì vẫn dùng được.

Miếng chặn sữa: ở VN cũng có, có bà chịu khó còn mang sang cho con đấy, thường dùng loại của Johnson thôi. Bên này thì loại cua lahsinoh, bán ở Walmart, target có hết, dùng tốt nhất. cái này thì tùy, nếu ở nhà thì có thể dùng khăn gập lại thấm, rồi phải giặt thôi, còn đi ra ngoài thì nên có miếng lót mua để lót sẵn trong áo lót, lúc cho con bú sữa không bị dây ra ướt áo. Cái này gọi là nursing pad nhé.

Băng vệ sinh: mua loại to nhất, dày nhất hay siêu thấm. Khi ở bệnh viện, ngày đâu tiên người ta cho mình một cái túi trong đó có rất nhiều băng vệ sinh, cố gắng xin thêm càng nhiều loại băng to đùng (to bản, phải đến 20cm ấy) càng nhiều càng tốt, cứ xin liên tục trong ngày đầu ấy, ngày mình ra viện thì người ta ko cho nữa đâu. Cái này để dùng trong kỳ đầu tiên lúc mới về nhà, mình vẫn còn ra máu liên tục, lúc đó mình rất là đau ở dưới, dùng băng to thế này sẽ tốt hơn.

Trong cái túi ở bệnh viện cugx có quần lót loại bằng lưới, co giãn rất tốt, cũng xin thêm một hai túi, mỗi túi có cỡ 3,4 cái quần này gì đấy, ít nhất trong tháng đầu mới về nhà, thì dùng cái quần này vì nó ko bó vào người mình tí nào, với băng vệ sinh xin ở bệnh viện.

- ngoài ra có kem bôi đầu ti cho mẹ, cái này nên dùng của Lasinoh, cũng xin của bệnh viện luôn nhé, vì cũng chỉ dùng khoảng 1-2 tuần đầu lúc chưa quen con bú, ti mẹ sẽ bị nứt, đau thôi, sau này thì chẳng dùng đâu.


Bài sau chị viết về cách chăm sóc em bé lúc mới sinh ra.

Sunday, June 20, 2010

Bơm sữa mẹ cho con cần chú ý gì

Bài này của mẹ conbe viết trên WTT , MCV thấy có ích nên copy dể giành :http://www.webtretho.com/forum/wttshowpost.php?p=12390767&postcount=578

Sữa mẹ bơm ra cất vào ngăn đá thì em giữ được 6 tháng ở ngăn đá thường. Nếu ở ngăn đá mà nhiệt độ giữ cho sữa mềm như kem thì 3 tháng. Khi em bơm sữa ra, em cất vào bao bảo quản, nhớ ghi rõ ngày em bơm sữa lên trên bao để em biết là sữa đó em bơm ngày nào mà còn biết nên dùng bao sữa cũ nhất trước. Khi em lấy sữa trong ngăn đá ra, em cứ để ở nhiệt độ trong phòng cho đá tan, nếu em không chờ được thì cho bao sữa đó vào trong nước ấm cho mau tan đá. Không bao giờ hâm sữa trong microwave vì bị huỷ hoại các chất dinh dưỡng quý báu trong sữa mẹ. Sữa tan đá em sẽ cho bé uống trong vòng 24h, không uống thì bỏ đi chứ không cho lại vào ngăn đá. Nếu em dự trữ sữa trong bình thuỷ tinh thì không bị mùi hăng hăng sau khi sữa đã tan đá nhưng như vậy thì tốn rất nhiều chỗ trong tủ đá, có khi em cần mua cả cái tủ đá chuyên giữ sữa nữa, chị đãn làm vậy nhưng nếu em thấy không cần thiết thì không cần thiết, cái này là optional thôi ha. Chị cất sữa riêng là để tránh mùi này lan qua mùi kia và thêm nữa là cất bằng lọ thuỷ tinh cho nên tốn nhiều chỗ. Nếu tủ đá nhà em có chức năng điều chỉnh nhiệt độ thì em có thể giữ sữa đến 1 năm nếu nhiệt độ là 20 độ F. Mỗi lần cho sữa để dành thì em chỉ nên cho 3-4 oz mỗi bao vì nếu em bé uống không hết thì bỏ đi không tiếc, còn nếu em bé uống nhiều hơn thì pha thêm sữa bột vào cho đủ lượng sữa em bé tiêu thụ mỗi lần.

Khi em bơm sữa ra mà cất tủ lạnh thì em có thể cất đến 1 tuần. Để ở nhiệt độ trong phòng thì 6-8 tiếng. Khi con em bú bình sữa mẹ mà không chịu bú nữa, em vẫn giữ lại được bình sữa này cho vài giờ sau mà không bắt buộc phải vứt đi vì sữa mẹ không dễ cho bacteria grow như sữa formula nếu bú không hết sau 1 h phải vứt đi. Nếu em bơm sữa mẹ ra và đã để 2 ngày trong tủ lạnh thì không nên cất sữa này vào ngăn đá vì nó đã quá thời hạn dự trữ. Em không nên để dành sữa trong 3 tuần đầu tiên cho dù em có rất nhiều sữa vì thời gian này cơ thể em tạo ra nhiều sữa non nhất (Colostrum) mà em bé mới sinh rất cần, rất tốt cho em bé. Em chỉ nên bắt đầu công việc để dành sữa sau 3 tuần đầu. Nếu trong 3 tuần đầu mà em nhiều sữa quá thì donate là chị thấy tốt nhất vì mình giúp được bé khác. Trong sữa lúc nào cũng có sữa non, chỉ là càng về sau càng ít chứ nếu em sẽ pump sữa, em sẽ thấy bắt đầu là sữa rất lỏng, gần như trong, đó là sữa non, sau 1 phút pump sữa sẽ có màu đục hơn.

Vụ ngực xấu hơn thì em cứ tưởng tượng ngực mình mà cứ bị kéo ra thì nó ít nhiều cũng bị giãn cộng thêm ngực to hơn phải chứa sữa. Như chị mỗi bên tự nhiên giữ thêm 4 oz sữa rồi đến lúc không cho con bú nữa thì ngực như sợi thun mình đã kéo nó ra hết mức thì nó không thể nào trở về y chang như lúc ban đầu được. Do da bị giãn. Nói thật là chị không quan tâm vụ ngực lắm vì chị thích cảm giác ấm áp khi con bú mẹ, bàn tay bé xíu ôm bầu ngực của mẹ và cảm giác khi con hút sữa nó hạnh phúc không tả nổi. Rồi khi con ốm đau cần rúc vào mẹ nhiều hơn thì lúc đó mới thấy cho con bú là may mắn vì lúc đó bé cần hơi ấm mà mình cũng có cảm giác làm gì đó được cho con hơn là nhìn con khóc ngoặt nghẹo một cách bất lực. Đó là suy nghĩ riêng của chị về chuyện cho con bú mẹ. Nói vậy thì chị phải cảm ơn OX mình rất nhiều vì hồi đó, sinh bé đầu tiên, chị định cho bú sữa formula ngay từ đầu, không phải sợ hỏng ngực mà là cực quá, đau quá, không có kinh nghiệm nên muốn bỏ cuộc ngay. OX chị là người năn nỉ chị đừng bỏ cuộc.

Chị nghĩ chị nói hết và khá chi tiết về vụ giữ sữa mẹ. Hy vọng chị không quên gì và nếu có thì các mẹ khác sẽ vào bổ sung thêm cho em. Đừng mua máy vắt sữa bằng tay vì cái này chỉ là cái để ai muốn bớt đau ngực khi ngực bị căng sữa, chứ không phải loại cho những người có ý định cho con bú sữa mẹ lâu dài.

Monday, June 14, 2010

Choi voi be tu 1-12 thang tuoi

Đánh thức 'thần đồng' trong mỗi em bé (Vnexpress)

Trẻ con, dù chỉ mới sinh ra, cũng có nhu cầu được người lớn âu yếm, chuyện trò... Lời khuyên của các chuyên gia nhi khoa là bố mẹ hãy khuyến khích trẻ rèn luyện kỹ năng nghe, nhìn, nói, từ khi còn nhỏ để phát triển thông minh.

Dưới đây là những cách trao đổi với bé, phù hợp với từng giai đoạn phát triển từ sơ sinh cho đến tròn một tuổi.

Với bé sơ sinh một tháng tuổi:

- Bạn hãy tạo nhiều bộ mặt khi gần bé. Cố làm theo những tiếng động và bộ mặt của bé thể hiện.

- Nói chuyện nhẹ nhàng vào tai bé. Cho bé nghe nhạc.

- Nâng bé lên vai bạn để bé có thể thấy xung quanh. Đỡ đầu bé khi ẵm bé.

- Cho bé thấy những bức tranh, mẫu hình đơn giản có màu sáng và có trang trí, cách mặt bé khoảng 20-30 cm.

- Treo những vật quay nho nhỏ hay đồ chơi màu sáng ở nôi bé.

- Ẵm bé lên, chăm sóc, hôn và vuốt ve bé. Nói chuyện với bé, gọi tên bé.

Với bé 2 tháng tuổi:

- Khi bạn muốn bé chú ý, hãy nói chuyện nhẹ nhàng với bé bằng giọng cao và nhìn thẳng vào trẻ. Khi bạn muốn bé yên lặng, hãy nói với bé bằng giọng trầm hơn. Hãy nói chuyện thường xuyên với bé.

- Lắc nhẹ cái lục lạc gần đầu bé. Đu đưa một đồ chơi sáng màu trước mặt bé khỏang 10 cm. Nói với bé bạn đang làm gì.

- Kêu tên bé nhẹ nhàng bên tai. Thì thầm với bé cho đến khi bé di chuyển mắt hay cố gắng quay đầu để nhìn thấy bạn. Làm như vậy ở tai bên kia của bé.

- Nếu thời tiết cho phép, hãy đưa bé ra ngòai mỗi ngày. Bây giờ là thời gian tốt nhất để thiết lập một cuộc đi dạo hàng ngày.

- Hãy ôm chặt bé, nói chuyện, vuốt ve và yêu thương bé.

Với trẻ 3 tháng tuổi:

- Khi nói chuyện hãy nhìn trực tiếp vào mắt bé. Khuôn mặt bạn khi nhìn thẳng sẽ có ý nghĩa với bé rất nhiều hơn là khi nhìn nghiêng.

- Cho bé xem nhiều vật thể khác nhau. Để gần bé những vật có màu sáng và hấp dẫn dễ nhìn, nghe hay sờ nhưng phải lớn để bé không bỏ chúng vào miệng. Khuyến khích bé vươn tới vật thể đó hay chạm tới chúng.

- Đưa cho bé một cái lục lạc nhỏ và chỉ cho bé cách lắc nó như thế nào để tạo ra âm thanh.

- Khi có thể, bạn bế bé lên một cách an toàn trong lòng để bé có thể tiếp xúc, nhìn thấy quang cảnh xung quanh.

- Mỗi khi bạn hài lòng hay thích thú với những gì bé làm, hãy khen và gọi tên bé.

- Đu đưa và hát cho bé nghe. Hãy cho bé thật nhiều quan tâm và yêu thương.
Được chơi chung với một nhóm trẻ, bé sẽ dễ hòa nhập xã hội. Ảnh: P.A.

Với bé 4 tháng tuổi:

- Đưa cho bé những đồ vật để bé dễ nhìn, nếm ngửi và nghe. Để bé tập ngửi nước hoa. Tập nghe nhạc từ băng, đĩa. Cho bé đồ chơi để cầm nắm.

- Cắt một băng khoảng 2,5 cm từ một chíếc vớ màu và tròng vào cổ tay để bé có thể nhìn thấy, tìm thấy tay mình dễ hơn.

- Có thể tắm cho bé lâu hơn để chơi đùa. Té nước, đạp nước, giỡn với đồ chơi khi tắm rất cần cho sự phát triển của bé.

- Lấy tay bạn nắm giữ hai chân bé để bé đạp chống trả lại bạn hay để một cái lục lạc phía trên chân bé để bé chòi đạp nó.

- Khi giỡn với bé, bạn hãy khen những cố gắng của bé, cười với bé và ôm chặt bé. Bé sẽ thích thú với những tán thưởng của bạn.

Với bé 5 tháng tuổi:

- Cho bé những đồ chơi mà bé có thể nhận những đáp ứng lại từ đồ chơi đó. Ví dụ như một cái hộp nhạc mà bé có thể khởi động khi kéo một cái quai cầm. Ở 5 tháng tuổi, bé có thể chơi trong chiếc nôi có trò chơi hoặc những vật treo có thể chuyển động được.

- Đặt vào nôi bé một chiếc gương bằng kim loại không vỡ để bé có thể tự thấy mình. Nên chọn một cái gương tốt để bé có thể nhìn thấy hình ảnh mình rõ ràng và nên bảo đảm rằng gương không có cạnh sắc.

- Lập lại những gì bé “nói”, động viên bé nói chuyện và phát triển kỹ năng về ngôn ngữ. Nói với bé những từ hay cụm từ ngắn.

- Tạo cơ hội cho bé gặp những trẻ khác. Cho chúng nhiều thời gian để nhìn nhau, cười, “nói chuyện” và trườn tới gặp nhau.

- Ẵm bồng bé thường xuyên, nói chuyện và thủ thỉ với bé. Hãy cho bé cảm nhận là bạn rất yêu bé.

Với trẻ 6 tháng tuổi:

- Cầm tay bé và cùng vỗ tay với bé khi bạn hát với bé. Hát những bái hát ru bé ưa thích, thay đổi giọng (to, nhỏ, lên xuống), và phát âm từ ngữ rõ ràng.

- Bồng bé vào lòng, mắt bé cách mặt bạn khoảng 20 cm. Bắt chước thể hiện những âm thanh do bé tạo ra.

- Để bé tự ngồi không cần giữ và theo dõi bé. Để nhiều gối xung quanh bé để bé có thể ngã trên đó.

- Để bé nằm sấp và nâng cao chân bé lên 8-10 cm so với mặt sàn. Khuyến khích bé đẩy người lên khỏi sàn bằng hai tay bé.

- Đứng ở một nơi bé có thể thấy bạn và nói với bé rằng bạn đang đi tới bồng bé. Đưa tay bạn ra, khi bé cười, “nói” hay vươn tới bạn, bạn hãy bồng bé lên.

- Tiếp tục những cử chỉ ôm bé, vuốt ve và yêu thương bé.

Với bé 7 tháng tuổi:

- Cho bé xem những cuốn tạp chí và sách hình. Mua những loại mà bé có thể vừa cầm vừa xem.

- Chơi trò “ú òa” với bé. Bịt đầu bạn lại với một cái khăn tay hay tấm mền con nít và hỏi: Mẹ đâu hay bố đâu? Lấy khăn ra và đến lượt bạn lấy chiếc khăn che bé để bé trốn. Bồng bé trước gương và hỏi bé: Ai đây? Sau đó chỉ vào hình bé và gọi tên bé.

- Mở nhạc và dìu cho bé nhảy, nói với bé mình đang làm gì.

- Âu yếm bé thường xuyên và nói chuyện nhẹ nhàng với bé.

Với trẻ em 8 tháng tuổi:

- Tạo những âm thanh hấp dẫn và khuyến khích bé bắt chước làm theo.

- Cho bé nghe những bài nhạc dành riêng cho trẻ sơ sinh và con nít.

- Để bé đứng và tập cho bé nhảy, lắc lư hay đi bộ.

- Bò chung với bé, vỗ tay khen thưởng và hôn bé khi bé đạt kết quả tốt. Nếu bạn có bé lớn hơn, rủ bé lớn chơi với em nhỏ của nó.

- Bỏ đồ chơi trong cái túi lưới và chỉ cho bé cách lấy chúng ra khỏi túi như thế nào và bỏ vô lại.

- Đưa bé cùng đi với bạn đến siêu thị, nơi đi dạo và những nơi đông vui khác. Sự kích thích của những môi trường đa dạng khác nhau rất tốt cho bé.

- Hãy dành thời gian để ôm ấp, vuốt ve, hôn và trò chuyện với bé.

Với bé 9 tháng tuổi:

- Giấu một đồ chơi vào trong tấm mền và hỏi bé “Đồ chơi ở đâu?” Bé sẽ không kiếm được chúng dễ dàng; khi đó bạn hãy mở tấm mền ra cho bé thấy.

- Cho bé những đồ chơi phát ra tiếng kêu (ví dụ con thú bằng nhựa mềm khi bóp vô kêu chút chít,..) và chỉ cho bé cách làm nó kêu như thế nào. Khen bé mỗi khi bé làm tốt trò chơi.

- Đến giờ tắm, bạn có thể cho một súng bắn nước vào trong bồn, chậu tắm và cầm nó bắn nước nhẹ nhàng vào bé và sau đó để bé bắn lại mình.

- Có chế độ ăn và giờ ngủ thích hợp cho bé.

- Âu yếm và nói chuyện thật nhẹ nhàng với bé, đọc truyện hay là hát cho bé nghe. Gần đến giờ ngủ, bạn nên tránh những trò chơi có tính kích thích bé. Để những đồ chơi quen thuộc trong nôi khi bé ngủ.

- Tiếp tục trò chuyện với bé. Cho bé biết bạn đang làm gì và gọi tên những đồ vật quen thuộc.

Với bé 10 tháng tuổi:

- Cho bé xem những cuốn sách với màu sắc sặc sỡ và nhiều hình ảnh. Chỉ cho bé xem và đọc tên của những vật khác nhau trong đó.

- Cho bé xem một trái banh hay một đồ chơi, giấu nó sau lưng bạn và hỏi “Trái banh ở đâu?”. Khi bé kiếm được, lập lại trò chơi một lần nữa.

- Đưa cho bé một cái hộp và nhiều đồ chơi. Bỏ từ từ từng đồ chơi một vào trong hộp. Giúp bé bỏ đầy đồ chơi vào hộp và đổ ra sau đó. Hãy để bé tự chơi một mình.

- Động viên bé cố tự đứng dậy một mình và bạn hãy cho bé biết bạn vui như thế nào khi bé làm được điều đó.

- Để cho bé cầm ngón tay bạn và tự bước đi.

- Nói chuyện với bé thật nhiều, thường xuyên ôm bé và yêu thương bé.

Với trẻ 11 tháng tuổi:

- Đọc to và có biểu lộ cảm xúc cho bé nghe. Kể chuyện cho bé nghe theo những hình trong sách và để cho bé lật sách khi bé đã sẵn sàng.

- Cho bé những đồ chơi để xếp hay những vật có thể xếp khít lại với nhau ví dụ như bộ đồ chơi có thể xếp lồng vào nhau.

- Cho bé những đồ chơi có thể đẩy đi được dù bé chưa thể đi được.

- Cho bé những đồ chơi bắt chuớc theo những vật dụng quen thuộc. Ví dụ như cái đĩa đồ chơi hay cái điện thoại đồ chơi.

- Cho bé nhiều âu yếm và thương yêu.

Với bé 12 tháng tuổi:

- Để bé ngồi trong lòng và mặt đối diện với mặt bạn. Chỉ vào mũi bạn và nói “mũi”, sau đó chỉ vào mũi bé và nói tương tự; lập lại với các cơ quan khác như mắt, tai, miệng, cằm, tóc…

- Đưa bé đi trên những con đường đi bộ thường ngày để bé quen dần với những thứ khác nhau: lá, cỏ, thân cây…

- Giúp bé làm ngôi nhà bằng những đồ vật, những khối plastic và cho bé xô ngã chúng.

- Cho bé những đồ chơi có bánh xe hay cho bé chơi xe tập đi để bé có thể đi vòng quanh căn nhà. Khuyến khích bé đi theo bạn từ phòng này qua phòng khác.

- Tham gia vào những nhóm gia đình có em bé. Nó sẽ giúp cho bé của bạn dễ hòa nhập với những đứa trẻ khác và cho bạn có một nhóm cùng hỗ trợ.

- Ôm ấp và vỗ về bé thường xuyên

(Nguồn: Mead Johnson)