Bài này của mẹ conbe viết trên WTT , MCV thấy có ích nên copy dể giành :http://www.webtretho.com/forum/wttshowpost.php?p=12390767&postcount=578
Sữa mẹ bơm ra cất vào ngăn đá thì em giữ được 6 tháng ở ngăn đá thường. Nếu ở ngăn đá mà nhiệt độ giữ cho sữa mềm như kem thì 3 tháng. Khi em bơm sữa ra, em cất vào bao bảo quản, nhớ ghi rõ ngày em bơm sữa lên trên bao để em biết là sữa đó em bơm ngày nào mà còn biết nên dùng bao sữa cũ nhất trước. Khi em lấy sữa trong ngăn đá ra, em cứ để ở nhiệt độ trong phòng cho đá tan, nếu em không chờ được thì cho bao sữa đó vào trong nước ấm cho mau tan đá. Không bao giờ hâm sữa trong microwave vì bị huỷ hoại các chất dinh dưỡng quý báu trong sữa mẹ. Sữa tan đá em sẽ cho bé uống trong vòng 24h, không uống thì bỏ đi chứ không cho lại vào ngăn đá. Nếu em dự trữ sữa trong bình thuỷ tinh thì không bị mùi hăng hăng sau khi sữa đã tan đá nhưng như vậy thì tốn rất nhiều chỗ trong tủ đá, có khi em cần mua cả cái tủ đá chuyên giữ sữa nữa, chị đãn làm vậy nhưng nếu em thấy không cần thiết thì không cần thiết, cái này là optional thôi ha. Chị cất sữa riêng là để tránh mùi này lan qua mùi kia và thêm nữa là cất bằng lọ thuỷ tinh cho nên tốn nhiều chỗ. Nếu tủ đá nhà em có chức năng điều chỉnh nhiệt độ thì em có thể giữ sữa đến 1 năm nếu nhiệt độ là 20 độ F. Mỗi lần cho sữa để dành thì em chỉ nên cho 3-4 oz mỗi bao vì nếu em bé uống không hết thì bỏ đi không tiếc, còn nếu em bé uống nhiều hơn thì pha thêm sữa bột vào cho đủ lượng sữa em bé tiêu thụ mỗi lần.
Khi em bơm sữa ra mà cất tủ lạnh thì em có thể cất đến 1 tuần. Để ở nhiệt độ trong phòng thì 6-8 tiếng. Khi con em bú bình sữa mẹ mà không chịu bú nữa, em vẫn giữ lại được bình sữa này cho vài giờ sau mà không bắt buộc phải vứt đi vì sữa mẹ không dễ cho bacteria grow như sữa formula nếu bú không hết sau 1 h phải vứt đi. Nếu em bơm sữa mẹ ra và đã để 2 ngày trong tủ lạnh thì không nên cất sữa này vào ngăn đá vì nó đã quá thời hạn dự trữ. Em không nên để dành sữa trong 3 tuần đầu tiên cho dù em có rất nhiều sữa vì thời gian này cơ thể em tạo ra nhiều sữa non nhất (Colostrum) mà em bé mới sinh rất cần, rất tốt cho em bé. Em chỉ nên bắt đầu công việc để dành sữa sau 3 tuần đầu. Nếu trong 3 tuần đầu mà em nhiều sữa quá thì donate là chị thấy tốt nhất vì mình giúp được bé khác. Trong sữa lúc nào cũng có sữa non, chỉ là càng về sau càng ít chứ nếu em sẽ pump sữa, em sẽ thấy bắt đầu là sữa rất lỏng, gần như trong, đó là sữa non, sau 1 phút pump sữa sẽ có màu đục hơn.
Vụ ngực xấu hơn thì em cứ tưởng tượng ngực mình mà cứ bị kéo ra thì nó ít nhiều cũng bị giãn cộng thêm ngực to hơn phải chứa sữa. Như chị mỗi bên tự nhiên giữ thêm 4 oz sữa rồi đến lúc không cho con bú nữa thì ngực như sợi thun mình đã kéo nó ra hết mức thì nó không thể nào trở về y chang như lúc ban đầu được. Do da bị giãn. Nói thật là chị không quan tâm vụ ngực lắm vì chị thích cảm giác ấm áp khi con bú mẹ, bàn tay bé xíu ôm bầu ngực của mẹ và cảm giác khi con hút sữa nó hạnh phúc không tả nổi. Rồi khi con ốm đau cần rúc vào mẹ nhiều hơn thì lúc đó mới thấy cho con bú là may mắn vì lúc đó bé cần hơi ấm mà mình cũng có cảm giác làm gì đó được cho con hơn là nhìn con khóc ngoặt nghẹo một cách bất lực. Đó là suy nghĩ riêng của chị về chuyện cho con bú mẹ. Nói vậy thì chị phải cảm ơn OX mình rất nhiều vì hồi đó, sinh bé đầu tiên, chị định cho bú sữa formula ngay từ đầu, không phải sợ hỏng ngực mà là cực quá, đau quá, không có kinh nghiệm nên muốn bỏ cuộc ngay. OX chị là người năn nỉ chị đừng bỏ cuộc.
Chị nghĩ chị nói hết và khá chi tiết về vụ giữ sữa mẹ. Hy vọng chị không quên gì và nếu có thì các mẹ khác sẽ vào bổ sung thêm cho em. Đừng mua máy vắt sữa bằng tay vì cái này chỉ là cái để ai muốn bớt đau ngực khi ngực bị căng sữa, chứ không phải loại cho những người có ý định cho con bú sữa mẹ lâu dài.
Sunday, June 20, 2010
Monday, June 14, 2010
Choi voi be tu 1-12 thang tuoi
Đánh thức 'thần đồng' trong mỗi em bé (Vnexpress)
Trẻ con, dù chỉ mới sinh ra, cũng có nhu cầu được người lớn âu yếm, chuyện trò... Lời khuyên của các chuyên gia nhi khoa là bố mẹ hãy khuyến khích trẻ rèn luyện kỹ năng nghe, nhìn, nói, từ khi còn nhỏ để phát triển thông minh.
Dưới đây là những cách trao đổi với bé, phù hợp với từng giai đoạn phát triển từ sơ sinh cho đến tròn một tuổi.
Với bé sơ sinh một tháng tuổi:
- Bạn hãy tạo nhiều bộ mặt khi gần bé. Cố làm theo những tiếng động và bộ mặt của bé thể hiện.
- Nói chuyện nhẹ nhàng vào tai bé. Cho bé nghe nhạc.
- Nâng bé lên vai bạn để bé có thể thấy xung quanh. Đỡ đầu bé khi ẵm bé.
- Cho bé thấy những bức tranh, mẫu hình đơn giản có màu sáng và có trang trí, cách mặt bé khoảng 20-30 cm.
- Treo những vật quay nho nhỏ hay đồ chơi màu sáng ở nôi bé.
- Ẵm bé lên, chăm sóc, hôn và vuốt ve bé. Nói chuyện với bé, gọi tên bé.
Với bé 2 tháng tuổi:
- Khi bạn muốn bé chú ý, hãy nói chuyện nhẹ nhàng với bé bằng giọng cao và nhìn thẳng vào trẻ. Khi bạn muốn bé yên lặng, hãy nói với bé bằng giọng trầm hơn. Hãy nói chuyện thường xuyên với bé.
- Lắc nhẹ cái lục lạc gần đầu bé. Đu đưa một đồ chơi sáng màu trước mặt bé khỏang 10 cm. Nói với bé bạn đang làm gì.
- Kêu tên bé nhẹ nhàng bên tai. Thì thầm với bé cho đến khi bé di chuyển mắt hay cố gắng quay đầu để nhìn thấy bạn. Làm như vậy ở tai bên kia của bé.
- Nếu thời tiết cho phép, hãy đưa bé ra ngòai mỗi ngày. Bây giờ là thời gian tốt nhất để thiết lập một cuộc đi dạo hàng ngày.
- Hãy ôm chặt bé, nói chuyện, vuốt ve và yêu thương bé.
Với trẻ 3 tháng tuổi:
- Khi nói chuyện hãy nhìn trực tiếp vào mắt bé. Khuôn mặt bạn khi nhìn thẳng sẽ có ý nghĩa với bé rất nhiều hơn là khi nhìn nghiêng.
- Cho bé xem nhiều vật thể khác nhau. Để gần bé những vật có màu sáng và hấp dẫn dễ nhìn, nghe hay sờ nhưng phải lớn để bé không bỏ chúng vào miệng. Khuyến khích bé vươn tới vật thể đó hay chạm tới chúng.
- Đưa cho bé một cái lục lạc nhỏ và chỉ cho bé cách lắc nó như thế nào để tạo ra âm thanh.
- Khi có thể, bạn bế bé lên một cách an toàn trong lòng để bé có thể tiếp xúc, nhìn thấy quang cảnh xung quanh.
- Mỗi khi bạn hài lòng hay thích thú với những gì bé làm, hãy khen và gọi tên bé.
- Đu đưa và hát cho bé nghe. Hãy cho bé thật nhiều quan tâm và yêu thương.
Được chơi chung với một nhóm trẻ, bé sẽ dễ hòa nhập xã hội. Ảnh: P.A.
Với bé 4 tháng tuổi:
- Đưa cho bé những đồ vật để bé dễ nhìn, nếm ngửi và nghe. Để bé tập ngửi nước hoa. Tập nghe nhạc từ băng, đĩa. Cho bé đồ chơi để cầm nắm.
- Cắt một băng khoảng 2,5 cm từ một chíếc vớ màu và tròng vào cổ tay để bé có thể nhìn thấy, tìm thấy tay mình dễ hơn.
- Có thể tắm cho bé lâu hơn để chơi đùa. Té nước, đạp nước, giỡn với đồ chơi khi tắm rất cần cho sự phát triển của bé.
- Lấy tay bạn nắm giữ hai chân bé để bé đạp chống trả lại bạn hay để một cái lục lạc phía trên chân bé để bé chòi đạp nó.
- Khi giỡn với bé, bạn hãy khen những cố gắng của bé, cười với bé và ôm chặt bé. Bé sẽ thích thú với những tán thưởng của bạn.
Với bé 5 tháng tuổi:
- Cho bé những đồ chơi mà bé có thể nhận những đáp ứng lại từ đồ chơi đó. Ví dụ như một cái hộp nhạc mà bé có thể khởi động khi kéo một cái quai cầm. Ở 5 tháng tuổi, bé có thể chơi trong chiếc nôi có trò chơi hoặc những vật treo có thể chuyển động được.
- Đặt vào nôi bé một chiếc gương bằng kim loại không vỡ để bé có thể tự thấy mình. Nên chọn một cái gương tốt để bé có thể nhìn thấy hình ảnh mình rõ ràng và nên bảo đảm rằng gương không có cạnh sắc.
- Lập lại những gì bé “nói”, động viên bé nói chuyện và phát triển kỹ năng về ngôn ngữ. Nói với bé những từ hay cụm từ ngắn.
- Tạo cơ hội cho bé gặp những trẻ khác. Cho chúng nhiều thời gian để nhìn nhau, cười, “nói chuyện” và trườn tới gặp nhau.
- Ẵm bồng bé thường xuyên, nói chuyện và thủ thỉ với bé. Hãy cho bé cảm nhận là bạn rất yêu bé.
Với trẻ 6 tháng tuổi:
- Cầm tay bé và cùng vỗ tay với bé khi bạn hát với bé. Hát những bái hát ru bé ưa thích, thay đổi giọng (to, nhỏ, lên xuống), và phát âm từ ngữ rõ ràng.
- Bồng bé vào lòng, mắt bé cách mặt bạn khoảng 20 cm. Bắt chước thể hiện những âm thanh do bé tạo ra.
- Để bé tự ngồi không cần giữ và theo dõi bé. Để nhiều gối xung quanh bé để bé có thể ngã trên đó.
- Để bé nằm sấp và nâng cao chân bé lên 8-10 cm so với mặt sàn. Khuyến khích bé đẩy người lên khỏi sàn bằng hai tay bé.
- Đứng ở một nơi bé có thể thấy bạn và nói với bé rằng bạn đang đi tới bồng bé. Đưa tay bạn ra, khi bé cười, “nói” hay vươn tới bạn, bạn hãy bồng bé lên.
- Tiếp tục những cử chỉ ôm bé, vuốt ve và yêu thương bé.
Với bé 7 tháng tuổi:
- Cho bé xem những cuốn tạp chí và sách hình. Mua những loại mà bé có thể vừa cầm vừa xem.
- Chơi trò “ú òa” với bé. Bịt đầu bạn lại với một cái khăn tay hay tấm mền con nít và hỏi: Mẹ đâu hay bố đâu? Lấy khăn ra và đến lượt bạn lấy chiếc khăn che bé để bé trốn. Bồng bé trước gương và hỏi bé: Ai đây? Sau đó chỉ vào hình bé và gọi tên bé.
- Mở nhạc và dìu cho bé nhảy, nói với bé mình đang làm gì.
- Âu yếm bé thường xuyên và nói chuyện nhẹ nhàng với bé.
Với trẻ em 8 tháng tuổi:
- Tạo những âm thanh hấp dẫn và khuyến khích bé bắt chước làm theo.
- Cho bé nghe những bài nhạc dành riêng cho trẻ sơ sinh và con nít.
- Để bé đứng và tập cho bé nhảy, lắc lư hay đi bộ.
- Bò chung với bé, vỗ tay khen thưởng và hôn bé khi bé đạt kết quả tốt. Nếu bạn có bé lớn hơn, rủ bé lớn chơi với em nhỏ của nó.
- Bỏ đồ chơi trong cái túi lưới và chỉ cho bé cách lấy chúng ra khỏi túi như thế nào và bỏ vô lại.
- Đưa bé cùng đi với bạn đến siêu thị, nơi đi dạo và những nơi đông vui khác. Sự kích thích của những môi trường đa dạng khác nhau rất tốt cho bé.
- Hãy dành thời gian để ôm ấp, vuốt ve, hôn và trò chuyện với bé.
Với bé 9 tháng tuổi:
- Giấu một đồ chơi vào trong tấm mền và hỏi bé “Đồ chơi ở đâu?” Bé sẽ không kiếm được chúng dễ dàng; khi đó bạn hãy mở tấm mền ra cho bé thấy.
- Cho bé những đồ chơi phát ra tiếng kêu (ví dụ con thú bằng nhựa mềm khi bóp vô kêu chút chít,..) và chỉ cho bé cách làm nó kêu như thế nào. Khen bé mỗi khi bé làm tốt trò chơi.
- Đến giờ tắm, bạn có thể cho một súng bắn nước vào trong bồn, chậu tắm và cầm nó bắn nước nhẹ nhàng vào bé và sau đó để bé bắn lại mình.
- Có chế độ ăn và giờ ngủ thích hợp cho bé.
- Âu yếm và nói chuyện thật nhẹ nhàng với bé, đọc truyện hay là hát cho bé nghe. Gần đến giờ ngủ, bạn nên tránh những trò chơi có tính kích thích bé. Để những đồ chơi quen thuộc trong nôi khi bé ngủ.
- Tiếp tục trò chuyện với bé. Cho bé biết bạn đang làm gì và gọi tên những đồ vật quen thuộc.
Với bé 10 tháng tuổi:
- Cho bé xem những cuốn sách với màu sắc sặc sỡ và nhiều hình ảnh. Chỉ cho bé xem và đọc tên của những vật khác nhau trong đó.
- Cho bé xem một trái banh hay một đồ chơi, giấu nó sau lưng bạn và hỏi “Trái banh ở đâu?”. Khi bé kiếm được, lập lại trò chơi một lần nữa.
- Đưa cho bé một cái hộp và nhiều đồ chơi. Bỏ từ từ từng đồ chơi một vào trong hộp. Giúp bé bỏ đầy đồ chơi vào hộp và đổ ra sau đó. Hãy để bé tự chơi một mình.
- Động viên bé cố tự đứng dậy một mình và bạn hãy cho bé biết bạn vui như thế nào khi bé làm được điều đó.
- Để cho bé cầm ngón tay bạn và tự bước đi.
- Nói chuyện với bé thật nhiều, thường xuyên ôm bé và yêu thương bé.
Với trẻ 11 tháng tuổi:
- Đọc to và có biểu lộ cảm xúc cho bé nghe. Kể chuyện cho bé nghe theo những hình trong sách và để cho bé lật sách khi bé đã sẵn sàng.
- Cho bé những đồ chơi để xếp hay những vật có thể xếp khít lại với nhau ví dụ như bộ đồ chơi có thể xếp lồng vào nhau.
- Cho bé những đồ chơi có thể đẩy đi được dù bé chưa thể đi được.
- Cho bé những đồ chơi bắt chuớc theo những vật dụng quen thuộc. Ví dụ như cái đĩa đồ chơi hay cái điện thoại đồ chơi.
- Cho bé nhiều âu yếm và thương yêu.
Với bé 12 tháng tuổi:
- Để bé ngồi trong lòng và mặt đối diện với mặt bạn. Chỉ vào mũi bạn và nói “mũi”, sau đó chỉ vào mũi bé và nói tương tự; lập lại với các cơ quan khác như mắt, tai, miệng, cằm, tóc…
- Đưa bé đi trên những con đường đi bộ thường ngày để bé quen dần với những thứ khác nhau: lá, cỏ, thân cây…
- Giúp bé làm ngôi nhà bằng những đồ vật, những khối plastic và cho bé xô ngã chúng.
- Cho bé những đồ chơi có bánh xe hay cho bé chơi xe tập đi để bé có thể đi vòng quanh căn nhà. Khuyến khích bé đi theo bạn từ phòng này qua phòng khác.
- Tham gia vào những nhóm gia đình có em bé. Nó sẽ giúp cho bé của bạn dễ hòa nhập với những đứa trẻ khác và cho bạn có một nhóm cùng hỗ trợ.
- Ôm ấp và vỗ về bé thường xuyên
(Nguồn: Mead Johnson)
Trẻ con, dù chỉ mới sinh ra, cũng có nhu cầu được người lớn âu yếm, chuyện trò... Lời khuyên của các chuyên gia nhi khoa là bố mẹ hãy khuyến khích trẻ rèn luyện kỹ năng nghe, nhìn, nói, từ khi còn nhỏ để phát triển thông minh.
Dưới đây là những cách trao đổi với bé, phù hợp với từng giai đoạn phát triển từ sơ sinh cho đến tròn một tuổi.
Với bé sơ sinh một tháng tuổi:
- Bạn hãy tạo nhiều bộ mặt khi gần bé. Cố làm theo những tiếng động và bộ mặt của bé thể hiện.
- Nói chuyện nhẹ nhàng vào tai bé. Cho bé nghe nhạc.
- Nâng bé lên vai bạn để bé có thể thấy xung quanh. Đỡ đầu bé khi ẵm bé.
- Cho bé thấy những bức tranh, mẫu hình đơn giản có màu sáng và có trang trí, cách mặt bé khoảng 20-30 cm.
- Treo những vật quay nho nhỏ hay đồ chơi màu sáng ở nôi bé.
- Ẵm bé lên, chăm sóc, hôn và vuốt ve bé. Nói chuyện với bé, gọi tên bé.
Với bé 2 tháng tuổi:
- Khi bạn muốn bé chú ý, hãy nói chuyện nhẹ nhàng với bé bằng giọng cao và nhìn thẳng vào trẻ. Khi bạn muốn bé yên lặng, hãy nói với bé bằng giọng trầm hơn. Hãy nói chuyện thường xuyên với bé.
- Lắc nhẹ cái lục lạc gần đầu bé. Đu đưa một đồ chơi sáng màu trước mặt bé khỏang 10 cm. Nói với bé bạn đang làm gì.
- Kêu tên bé nhẹ nhàng bên tai. Thì thầm với bé cho đến khi bé di chuyển mắt hay cố gắng quay đầu để nhìn thấy bạn. Làm như vậy ở tai bên kia của bé.
- Nếu thời tiết cho phép, hãy đưa bé ra ngòai mỗi ngày. Bây giờ là thời gian tốt nhất để thiết lập một cuộc đi dạo hàng ngày.
- Hãy ôm chặt bé, nói chuyện, vuốt ve và yêu thương bé.
Với trẻ 3 tháng tuổi:
- Khi nói chuyện hãy nhìn trực tiếp vào mắt bé. Khuôn mặt bạn khi nhìn thẳng sẽ có ý nghĩa với bé rất nhiều hơn là khi nhìn nghiêng.
- Cho bé xem nhiều vật thể khác nhau. Để gần bé những vật có màu sáng và hấp dẫn dễ nhìn, nghe hay sờ nhưng phải lớn để bé không bỏ chúng vào miệng. Khuyến khích bé vươn tới vật thể đó hay chạm tới chúng.
- Đưa cho bé một cái lục lạc nhỏ và chỉ cho bé cách lắc nó như thế nào để tạo ra âm thanh.
- Khi có thể, bạn bế bé lên một cách an toàn trong lòng để bé có thể tiếp xúc, nhìn thấy quang cảnh xung quanh.
- Mỗi khi bạn hài lòng hay thích thú với những gì bé làm, hãy khen và gọi tên bé.
- Đu đưa và hát cho bé nghe. Hãy cho bé thật nhiều quan tâm và yêu thương.
Được chơi chung với một nhóm trẻ, bé sẽ dễ hòa nhập xã hội. Ảnh: P.A.
Với bé 4 tháng tuổi:
- Đưa cho bé những đồ vật để bé dễ nhìn, nếm ngửi và nghe. Để bé tập ngửi nước hoa. Tập nghe nhạc từ băng, đĩa. Cho bé đồ chơi để cầm nắm.
- Cắt một băng khoảng 2,5 cm từ một chíếc vớ màu và tròng vào cổ tay để bé có thể nhìn thấy, tìm thấy tay mình dễ hơn.
- Có thể tắm cho bé lâu hơn để chơi đùa. Té nước, đạp nước, giỡn với đồ chơi khi tắm rất cần cho sự phát triển của bé.
- Lấy tay bạn nắm giữ hai chân bé để bé đạp chống trả lại bạn hay để một cái lục lạc phía trên chân bé để bé chòi đạp nó.
- Khi giỡn với bé, bạn hãy khen những cố gắng của bé, cười với bé và ôm chặt bé. Bé sẽ thích thú với những tán thưởng của bạn.
Với bé 5 tháng tuổi:
- Cho bé những đồ chơi mà bé có thể nhận những đáp ứng lại từ đồ chơi đó. Ví dụ như một cái hộp nhạc mà bé có thể khởi động khi kéo một cái quai cầm. Ở 5 tháng tuổi, bé có thể chơi trong chiếc nôi có trò chơi hoặc những vật treo có thể chuyển động được.
- Đặt vào nôi bé một chiếc gương bằng kim loại không vỡ để bé có thể tự thấy mình. Nên chọn một cái gương tốt để bé có thể nhìn thấy hình ảnh mình rõ ràng và nên bảo đảm rằng gương không có cạnh sắc.
- Lập lại những gì bé “nói”, động viên bé nói chuyện và phát triển kỹ năng về ngôn ngữ. Nói với bé những từ hay cụm từ ngắn.
- Tạo cơ hội cho bé gặp những trẻ khác. Cho chúng nhiều thời gian để nhìn nhau, cười, “nói chuyện” và trườn tới gặp nhau.
- Ẵm bồng bé thường xuyên, nói chuyện và thủ thỉ với bé. Hãy cho bé cảm nhận là bạn rất yêu bé.
Với trẻ 6 tháng tuổi:
- Cầm tay bé và cùng vỗ tay với bé khi bạn hát với bé. Hát những bái hát ru bé ưa thích, thay đổi giọng (to, nhỏ, lên xuống), và phát âm từ ngữ rõ ràng.
- Bồng bé vào lòng, mắt bé cách mặt bạn khoảng 20 cm. Bắt chước thể hiện những âm thanh do bé tạo ra.
- Để bé tự ngồi không cần giữ và theo dõi bé. Để nhiều gối xung quanh bé để bé có thể ngã trên đó.
- Để bé nằm sấp và nâng cao chân bé lên 8-10 cm so với mặt sàn. Khuyến khích bé đẩy người lên khỏi sàn bằng hai tay bé.
- Đứng ở một nơi bé có thể thấy bạn và nói với bé rằng bạn đang đi tới bồng bé. Đưa tay bạn ra, khi bé cười, “nói” hay vươn tới bạn, bạn hãy bồng bé lên.
- Tiếp tục những cử chỉ ôm bé, vuốt ve và yêu thương bé.
Với bé 7 tháng tuổi:
- Cho bé xem những cuốn tạp chí và sách hình. Mua những loại mà bé có thể vừa cầm vừa xem.
- Chơi trò “ú òa” với bé. Bịt đầu bạn lại với một cái khăn tay hay tấm mền con nít và hỏi: Mẹ đâu hay bố đâu? Lấy khăn ra và đến lượt bạn lấy chiếc khăn che bé để bé trốn. Bồng bé trước gương và hỏi bé: Ai đây? Sau đó chỉ vào hình bé và gọi tên bé.
- Mở nhạc và dìu cho bé nhảy, nói với bé mình đang làm gì.
- Âu yếm bé thường xuyên và nói chuyện nhẹ nhàng với bé.
Với trẻ em 8 tháng tuổi:
- Tạo những âm thanh hấp dẫn và khuyến khích bé bắt chước làm theo.
- Cho bé nghe những bài nhạc dành riêng cho trẻ sơ sinh và con nít.
- Để bé đứng và tập cho bé nhảy, lắc lư hay đi bộ.
- Bò chung với bé, vỗ tay khen thưởng và hôn bé khi bé đạt kết quả tốt. Nếu bạn có bé lớn hơn, rủ bé lớn chơi với em nhỏ của nó.
- Bỏ đồ chơi trong cái túi lưới và chỉ cho bé cách lấy chúng ra khỏi túi như thế nào và bỏ vô lại.
- Đưa bé cùng đi với bạn đến siêu thị, nơi đi dạo và những nơi đông vui khác. Sự kích thích của những môi trường đa dạng khác nhau rất tốt cho bé.
- Hãy dành thời gian để ôm ấp, vuốt ve, hôn và trò chuyện với bé.
Với bé 9 tháng tuổi:
- Giấu một đồ chơi vào trong tấm mền và hỏi bé “Đồ chơi ở đâu?” Bé sẽ không kiếm được chúng dễ dàng; khi đó bạn hãy mở tấm mền ra cho bé thấy.
- Cho bé những đồ chơi phát ra tiếng kêu (ví dụ con thú bằng nhựa mềm khi bóp vô kêu chút chít,..) và chỉ cho bé cách làm nó kêu như thế nào. Khen bé mỗi khi bé làm tốt trò chơi.
- Đến giờ tắm, bạn có thể cho một súng bắn nước vào trong bồn, chậu tắm và cầm nó bắn nước nhẹ nhàng vào bé và sau đó để bé bắn lại mình.
- Có chế độ ăn và giờ ngủ thích hợp cho bé.
- Âu yếm và nói chuyện thật nhẹ nhàng với bé, đọc truyện hay là hát cho bé nghe. Gần đến giờ ngủ, bạn nên tránh những trò chơi có tính kích thích bé. Để những đồ chơi quen thuộc trong nôi khi bé ngủ.
- Tiếp tục trò chuyện với bé. Cho bé biết bạn đang làm gì và gọi tên những đồ vật quen thuộc.
Với bé 10 tháng tuổi:
- Cho bé xem những cuốn sách với màu sắc sặc sỡ và nhiều hình ảnh. Chỉ cho bé xem và đọc tên của những vật khác nhau trong đó.
- Cho bé xem một trái banh hay một đồ chơi, giấu nó sau lưng bạn và hỏi “Trái banh ở đâu?”. Khi bé kiếm được, lập lại trò chơi một lần nữa.
- Đưa cho bé một cái hộp và nhiều đồ chơi. Bỏ từ từ từng đồ chơi một vào trong hộp. Giúp bé bỏ đầy đồ chơi vào hộp và đổ ra sau đó. Hãy để bé tự chơi một mình.
- Động viên bé cố tự đứng dậy một mình và bạn hãy cho bé biết bạn vui như thế nào khi bé làm được điều đó.
- Để cho bé cầm ngón tay bạn và tự bước đi.
- Nói chuyện với bé thật nhiều, thường xuyên ôm bé và yêu thương bé.
Với trẻ 11 tháng tuổi:
- Đọc to và có biểu lộ cảm xúc cho bé nghe. Kể chuyện cho bé nghe theo những hình trong sách và để cho bé lật sách khi bé đã sẵn sàng.
- Cho bé những đồ chơi để xếp hay những vật có thể xếp khít lại với nhau ví dụ như bộ đồ chơi có thể xếp lồng vào nhau.
- Cho bé những đồ chơi có thể đẩy đi được dù bé chưa thể đi được.
- Cho bé những đồ chơi bắt chuớc theo những vật dụng quen thuộc. Ví dụ như cái đĩa đồ chơi hay cái điện thoại đồ chơi.
- Cho bé nhiều âu yếm và thương yêu.
Với bé 12 tháng tuổi:
- Để bé ngồi trong lòng và mặt đối diện với mặt bạn. Chỉ vào mũi bạn và nói “mũi”, sau đó chỉ vào mũi bé và nói tương tự; lập lại với các cơ quan khác như mắt, tai, miệng, cằm, tóc…
- Đưa bé đi trên những con đường đi bộ thường ngày để bé quen dần với những thứ khác nhau: lá, cỏ, thân cây…
- Giúp bé làm ngôi nhà bằng những đồ vật, những khối plastic và cho bé xô ngã chúng.
- Cho bé những đồ chơi có bánh xe hay cho bé chơi xe tập đi để bé có thể đi vòng quanh căn nhà. Khuyến khích bé đi theo bạn từ phòng này qua phòng khác.
- Tham gia vào những nhóm gia đình có em bé. Nó sẽ giúp cho bé của bạn dễ hòa nhập với những đứa trẻ khác và cho bạn có một nhóm cùng hỗ trợ.
- Ôm ấp và vỗ về bé thường xuyên
(Nguồn: Mead Johnson)
Sunday, June 6, 2010
Bay Area guide :) no 1.
Cái này viết cho bạn này sắp chuyển hoặc vừa chuyển đến ở Bay Area, vùng trên peninsula hoặc south bay. Kinh nghiệm đi chợ búa mua sắm của mình mấy năm vẻn vẹn chỉ có thế này thôi, vì mình cũng chỉ thử một thời gian sau đó thấy chỗ nào tốt, ngon, gần thì cứ thế đi tiếp. Guide này chủ yếu cho dân ở Palo Alto, Los Altos Mountain View.
Chợ búa:
Mua rau:
chợ Farmers' market thành phố nào cũng có hết, Mountain View là chợ mình hay đi nhất (ở trong khu đỗ xe của Mountain View train station, ngay chỗ gần Evelyn và Castro), họp vào sáng ngày chủ nhật, từ 8h-1h chiều. Có hết các rau châu á, mùa này thì rau muống, rền, bầu bí, mồng tơi, rau lang, rau bí cái gì cũng có hết, hoa quả nhiều, có bánh mỳ của AMCE (Ý) fresh, có bán gà organic, thịt lợn, bò, trứng organic, có hải sản, có trứng vịt lộn tươi ngon (phải đi thật sớm hoặc đặt từ tuần trước), tóm lại là có đủ thứ. Palo Alto cũng họp vào chủ nhật nhưng nhiều cà chua, salad hơn :) Los Altos họp vào chiều thứ năm, ở gần downtown, Cupertino họp vào sáng thứ tư, còn Sunnyvale họp vào sáng thứ bảy. Nhưng tóm lại Mountain View vẫn là đa dạng nhất.
Ngoài farmers' market thì có chợ này theo kiểu open, european style cũng rất tươi, ngon, giá vừa phải, cũng có một số rau châu á (sả, đậu bắp, rau muống, cải) và đặc biệt nhiều đồ của Âu ngon, bánh mỳ, cheese linh tinh, có pasta tươi: The Milk Pail Market (góc California cắt San Antonio, đối diện Safeway ở Mountain View). Địa chỉ chính xác đây:
2585 California Street, Mountain View, CA 94040-1301(650) 941-2505
Bạn nào hâm mộ chợ hoa quả của Mexico thì có ngay một cái trên đường San Antonio, ngay gần Milk Pail Market.
Đồ Việt Nam: khu vực này thì mình đi được hai chợ sau là gần nhất:
- Chợ Tàu: ranch 99, cái gần nhất ở ngay cuối đường 237, địa chỉ đây:
1350 Grant Road
Mountain View, CA 94040-3228
(650) 966-8899
Chợ này mở hơn một năm, sạch sẽ và mới có food court, có vịt quay thịt quay, bánh bao, dạ dày luộc, gà luộc, bánh ngọt, mỳ cháo, cơm v.v. tóm gọn là có đủ cho hội Tàu và vừa đủ cho hội Việt nam. Cũng bán bún, bánh phở, miến, bánh cuốn (hơi dày chút), gà ta, cá tôm cua ghẹ, rau cỏ thì cũng có hết các loại rau thơm, rau muống dền mồng tơi cần linh tinh. Chắc nó chỉ thiếu hoa quả Việt nam đồ tươi (kiểu như Mít, sầu riêng, mãng cầu) mà thôi. Mua $15 được $1 đi mua đồ ăn ở food court.
- King's Seafood Center:
425 E El Camino Real
Sunnyvale, CA 94087
(408) 749-8014
Đây là chợ chủ người Việt nên nó giống chợ Việt dưới san Jose hơn, những người casher và chủ đều nói tiếng Việt hết và đặc điểm là cực kỳ thân thiện hòa đồng. chợ này trước giờ nổi tiếng là bán cua rẻ hơn chỗ khác, tức là nếu trong mùa cua nhiều thì ngày xưa đã từng có giá $1.99/lb, ko chỗ nào rẻ bằng, trừ một hai chợ ở San Jose, nhưng bây giờ thì giá cả vật giá leo thang nên rẻ nhất cũng chỉ có $5.99/lb thôi, nói vậy để thấy bây giờ đắt đỏ ra sao :) Ở đay thì cái gì cũng có, giá cả thì nhỉnh hơn ở San Jose một tí xíu , được cái đi gần hơn thôi. Mình hay đi để mua tôm cua cá mực, mắm tôm bắc, ốc bươu đông lạnh có vỏ để nấu bún ốc. Nếu nói về rau thơm thì có khi Ranch 99 còn tươi và hay có đủ hơn ở đây.
Ở đây vào cuối năm tết nhất sẽ bán mứt, bánh chưng các kiểu.
- Nếu đi xuống San Jose thì mình thấy có hai chợ sau là được, một là chợ Đại Thành
420 S 2nd St
San Jose, CA 95113
(408) 287-3744
Ở đây thì có đủ thứ, rau quả rất tươi ngon, đặc biệt có gạo ngon (gạo cây dừa và nàng hương). Có đủ các loại mắm, bán như ở dưới Nam Cali và Việt nam, tức là để trong thấu/thùng nhựa rồi mình ăn bao nhiêu thì múc. Các loại mắm như mắm sặc, mắm linh, lóc khía, các loại mắm dưa như đu đủ, cà mắm, gỏi bồn bồn đều có hết. Cá nhiều và tươi ngon. Mình hay mua bánh cuốn ở Hương Sandwich ngay bên cạnh chợ, bánh cuốn và bánh bèo đều ngon cả, ở bên đó cũng bán giò sống frozen và nem nướng frozen cũng tiện. Bánh rán ngọn, quẩy giòn, ruốc, giò chả đều có cả. Nếu ở đó hết thì có thể sang hàng chè Đa Kao cũng ở gần đó (địa chỉ ko phải đường số 2 mà đường Sal Savado) để mua, cả ngày có hết các món lặt vặt.
- chợ rất nhỏ mình chẳng nhớ tên, nằm ngay cạnh bánh mỳ Lee Sandwich trên đường King, ở San Jose.Địa chỉ tiệm bánh đây 2525 South King Road
San Jose, CA 95122-1825 cứ đến đó thì nhìn thấy chợ ngay cạnh. Chợ này nổi tiếng ở khoản hoa quả châu Á Việt nam cái gì cũng có, rẻ thì ko rẻ lắm nhưng sẵn và ngon, măng cụt, mãng cầu, mít, sầu riêng, ổi bưởi chôm chôm, cái gì San Jose có thì ở đây có. Ngoài ra đây cũng là một cái chợ nhỏ nên cũng có gà ta, các loại tôm cua cá, đặc biệt lươn tươi, cá quả tươi (tười này ko phải bơi nhưng mà là fresh để trong đá lạnh hay là frozen để rã đá thì ko rõ lắm), rau cũng tuơi và đủ loại.
- Chợ Senter: cũng có đủ thứ, chỉ có điều hơi bẩn một chút, và ko quá đặc biệt nên mình giờ cũng ít đi.
Một số món đặc biệt (mình list chỗ mình cho là ngon nhaatss);
- Giò chả: Đức Hương: có hai địa chỉ
địa chỉ mới: 2090 N Capitol Ave .#A
San Jose, CA 95132
(408) 262-6948
địa chỉ cũ (gốc):
2569 S King Road
Suite 1
San Jose, CA 95122
(408) 274-6838
Họ nói mở cửa tới 8pm nhưng nếu mua chả quế có khi chỉ 4pm là hết. bán đủ thứ, giò chả, chả huế, giò bò, giò xào (ăn cũng ok nhưng để lâu hơn các loại khác nên đảm bảo vệ sinh hay ko thì ko chắc), nem chua, giò sống (no. 1 in san jose), nem nướng (thường thường), có hết các món linh tinh như những hàng sandwich khác, như bánh rán bánh cuốn bánh bèo, bánh mỳ, bánh chín tầng mây, bánh giò, bánh chưng, đặc biệt là vào tết thì nhận đặt bánh chưng và giò lụa to như ở Việt nam (khoản này anh chị người Việt mình ở đây có người quen nên thường đặt chung rồi mang về chia nhau, đỡ phải đi xuống đó).
- Bánh cuốn: Bánh cuốn Thanh Trì, ngay trên đường Santa Clara St, ở San Jose, cạnh cái Mc Donald hay KFC gì đó. Tự dưng search web ko ra. Nếu đi từ 101 south, ra ở Santa Clara st, rẽ phải, sau đó đi khoảng 2 block, sau khi qua tiệm fast food, ở đoạn đường khoảng 22nd gì đó là đến, ngay cạnh nhà in. Ở đây có bánh cuốn hành ăn khá giống ở VN. Ngoài ra còn có bánh cuốn nhân thịt mộc nhĩ và nhân tôm chấy.
Hiệu thứ hai hay mua về ăn là banh cuốn ở hàng Hương sandwich cạnh chợ đại thành, cũng ngon và dai.
- Đậu phụ: San jose có mấy lò đậu phụ tươi, ngoài đậu phụ bình minh và thanh sơn mà các chợ hay bán, thì có hai lò đậu mình biết: một là trên đường Tully, ngay cùng trong khu Phở số 1. Hai là hàng Hung Vuong Tofu. 1741 BERRYESSA RD. San Jose , CA. (408)254-1740. Mình thích hàng thứ hai hơn, có đậu phụ rất nở và ngon, có nhiều món đậu phụ lạ , như đậu phụ sả ớt, đậu phụ miến mộc nhĩ (rán sẵn), váng đậu, có cả óc đậu nấu canh/bún riêu (nếu đi đầu giờ buổi sáng), có sữa đậu nành ko đường, có linh tinh đủ thứ món chay/mặn, dưa xào, rượu nếp, các loai bánh trái linh tinh, bánh khúc, bánh chưng, bánh bao, bánh v.v. và v.v., giò chả, chả quế (mình thấy ko ngon bằng Đức hương, nhưng mua tạm cũng ok). Cùng khu shopping đó, bên cạnh cũng có một hàng bán đồ ăn sẵn kiểu vậy, có dim sum to go, còn một hàng ở góc thì bán bánh hỏi và các đồ linh tinh khác. Ko hiểu sao ba hàng một chỗ mà vẫn bán được mới giỏi. Đối diện hàng đậu phụ có mấy sạp ngoài đường kiểu như Việt nam, bán vải.
Quay lại khu vực PA, MV, LA, mình hay mua thịt gà organic trong Costco (rẻ bằng một nửa Whole Foods, cùng brand), thịt bò xay organic, hải sản (cá, tôm, cua, lobsters) trong Costco đều rẻ và ngon, có điệu là hơi nhiều chút nhưng gia đình thì ok. Đồ Việt nam thì hay mua ở mấy chỗ nói trên rồi.
Ai là fan của đồ Nhật thì có hai cửa hàng, một là bán đồ linh tinh trong nhà là Daiso (ở trong khu San Antonio Shopping Center), hai là Ninja Market, ngay gần Ranch 99 trên góc Grant cắt với El Camino Real.
Ai là fan đồ Nga, đông Âu có World's Market trên đường San Antonio, đoạn giữa Alma và Charleston.
Ai là fan đồ Hàn Quốc thì xuống Santa Clara có nhiều chợ lắm. Đại khái to thì có Han Kook Market (nhưng đắt hơn chút), giá cả phải chăng có Galeria và Kyo Pyo (đều trên đường El Camino Real hết, tự dưng lười ko muốn tra địa chỉ chính xác, các chị em gg phát là ra ngay). Đồ kỹ hơn chút thì mua chợ Super Kyo Pyo, trên góc Lawrence Exp Way cắt với Homestead, ngay cạnh cái Starbuck.
Mua thịt làm bbq kiểu hàn, lẩu nhật (bò, lợn) hay đồ ướp sẵn, kimbap, kimchi ngon nhất thì mua ở đây:
3443 El Camino Real
Santa Clara, CA 95051-2823
(408) 984-0448
Chỗ này thì chỉ lấy cash thôi nhé, và ai là fan của kimbap thì chỗ này ngon nhất nhưng mà nên mua trước 4pm, nếu mà ko xuống kịp thì gọi điện từ trưa bảo người ta giữ lại cho mình. Thịt ướp sẵn và kimchi ở đây cũng ngon nhất, tất nhiên là có đắt hơn một tí. nhưng cũng chỉ ai phân biệt được đồ ngon và authentic kiểu HQ thì mới cần phải mua ở đây thôi :) Có cả dồi kiểu Hàn nhé.
À còn một cái nữa mấy bà mẹ hay biết, là đặt bánh kiểu Việt/Pháp, bánh gato cho trẻ cn, các kiểu mẫu thì có hàng Euro Delight có hai địa điểm, một là khu Lion Plaza (King Rd cắt Tully Rd), hai là ở gần Great Mall (mạn San Jose/Milpitas).
Lúc khác sẽ làm cái guide các restaurant mình thích/ hay đi. Cũng ko có gì fancy, chỉ là mình hay ăn thôi.
Chợ búa:
Mua rau:
chợ Farmers' market thành phố nào cũng có hết, Mountain View là chợ mình hay đi nhất (ở trong khu đỗ xe của Mountain View train station, ngay chỗ gần Evelyn và Castro), họp vào sáng ngày chủ nhật, từ 8h-1h chiều. Có hết các rau châu á, mùa này thì rau muống, rền, bầu bí, mồng tơi, rau lang, rau bí cái gì cũng có hết, hoa quả nhiều, có bánh mỳ của AMCE (Ý) fresh, có bán gà organic, thịt lợn, bò, trứng organic, có hải sản, có trứng vịt lộn tươi ngon (phải đi thật sớm hoặc đặt từ tuần trước), tóm lại là có đủ thứ. Palo Alto cũng họp vào chủ nhật nhưng nhiều cà chua, salad hơn :) Los Altos họp vào chiều thứ năm, ở gần downtown, Cupertino họp vào sáng thứ tư, còn Sunnyvale họp vào sáng thứ bảy. Nhưng tóm lại Mountain View vẫn là đa dạng nhất.
Ngoài farmers' market thì có chợ này theo kiểu open, european style cũng rất tươi, ngon, giá vừa phải, cũng có một số rau châu á (sả, đậu bắp, rau muống, cải) và đặc biệt nhiều đồ của Âu ngon, bánh mỳ, cheese linh tinh, có pasta tươi: The Milk Pail Market (góc California cắt San Antonio, đối diện Safeway ở Mountain View). Địa chỉ chính xác đây:
2585 California Street, Mountain View, CA 94040-1301(650) 941-2505
Bạn nào hâm mộ chợ hoa quả của Mexico thì có ngay một cái trên đường San Antonio, ngay gần Milk Pail Market.
Đồ Việt Nam: khu vực này thì mình đi được hai chợ sau là gần nhất:
- Chợ Tàu: ranch 99, cái gần nhất ở ngay cuối đường 237, địa chỉ đây:
1350 Grant Road
Mountain View, CA 94040-3228
(650) 966-8899
Chợ này mở hơn một năm, sạch sẽ và mới có food court, có vịt quay thịt quay, bánh bao, dạ dày luộc, gà luộc, bánh ngọt, mỳ cháo, cơm v.v. tóm gọn là có đủ cho hội Tàu và vừa đủ cho hội Việt nam. Cũng bán bún, bánh phở, miến, bánh cuốn (hơi dày chút), gà ta, cá tôm cua ghẹ, rau cỏ thì cũng có hết các loại rau thơm, rau muống dền mồng tơi cần linh tinh. Chắc nó chỉ thiếu hoa quả Việt nam đồ tươi (kiểu như Mít, sầu riêng, mãng cầu) mà thôi. Mua $15 được $1 đi mua đồ ăn ở food court.
- King's Seafood Center:
425 E El Camino Real
Sunnyvale, CA 94087
(408) 749-8014
Đây là chợ chủ người Việt nên nó giống chợ Việt dưới san Jose hơn, những người casher và chủ đều nói tiếng Việt hết và đặc điểm là cực kỳ thân thiện hòa đồng. chợ này trước giờ nổi tiếng là bán cua rẻ hơn chỗ khác, tức là nếu trong mùa cua nhiều thì ngày xưa đã từng có giá $1.99/lb, ko chỗ nào rẻ bằng, trừ một hai chợ ở San Jose, nhưng bây giờ thì giá cả vật giá leo thang nên rẻ nhất cũng chỉ có $5.99/lb thôi, nói vậy để thấy bây giờ đắt đỏ ra sao :) Ở đay thì cái gì cũng có, giá cả thì nhỉnh hơn ở San Jose một tí xíu , được cái đi gần hơn thôi. Mình hay đi để mua tôm cua cá mực, mắm tôm bắc, ốc bươu đông lạnh có vỏ để nấu bún ốc. Nếu nói về rau thơm thì có khi Ranch 99 còn tươi và hay có đủ hơn ở đây.
Ở đây vào cuối năm tết nhất sẽ bán mứt, bánh chưng các kiểu.
- Nếu đi xuống San Jose thì mình thấy có hai chợ sau là được, một là chợ Đại Thành
420 S 2nd St
San Jose, CA 95113
(408) 287-3744
Ở đây thì có đủ thứ, rau quả rất tươi ngon, đặc biệt có gạo ngon (gạo cây dừa và nàng hương). Có đủ các loại mắm, bán như ở dưới Nam Cali và Việt nam, tức là để trong thấu/thùng nhựa rồi mình ăn bao nhiêu thì múc. Các loại mắm như mắm sặc, mắm linh, lóc khía, các loại mắm dưa như đu đủ, cà mắm, gỏi bồn bồn đều có hết. Cá nhiều và tươi ngon. Mình hay mua bánh cuốn ở Hương Sandwich ngay bên cạnh chợ, bánh cuốn và bánh bèo đều ngon cả, ở bên đó cũng bán giò sống frozen và nem nướng frozen cũng tiện. Bánh rán ngọn, quẩy giòn, ruốc, giò chả đều có cả. Nếu ở đó hết thì có thể sang hàng chè Đa Kao cũng ở gần đó (địa chỉ ko phải đường số 2 mà đường Sal Savado) để mua, cả ngày có hết các món lặt vặt.
- chợ rất nhỏ mình chẳng nhớ tên, nằm ngay cạnh bánh mỳ Lee Sandwich trên đường King, ở San Jose.Địa chỉ tiệm bánh đây 2525 South King Road
San Jose, CA 95122-1825 cứ đến đó thì nhìn thấy chợ ngay cạnh. Chợ này nổi tiếng ở khoản hoa quả châu Á Việt nam cái gì cũng có, rẻ thì ko rẻ lắm nhưng sẵn và ngon, măng cụt, mãng cầu, mít, sầu riêng, ổi bưởi chôm chôm, cái gì San Jose có thì ở đây có. Ngoài ra đây cũng là một cái chợ nhỏ nên cũng có gà ta, các loại tôm cua cá, đặc biệt lươn tươi, cá quả tươi (tười này ko phải bơi nhưng mà là fresh để trong đá lạnh hay là frozen để rã đá thì ko rõ lắm), rau cũng tuơi và đủ loại.
- Chợ Senter: cũng có đủ thứ, chỉ có điều hơi bẩn một chút, và ko quá đặc biệt nên mình giờ cũng ít đi.
Một số món đặc biệt (mình list chỗ mình cho là ngon nhaatss);
- Giò chả: Đức Hương: có hai địa chỉ
địa chỉ mới: 2090 N Capitol Ave .#A
San Jose, CA 95132
(408) 262-6948
địa chỉ cũ (gốc):
2569 S King Road
Suite 1
San Jose, CA 95122
(408) 274-6838
Họ nói mở cửa tới 8pm nhưng nếu mua chả quế có khi chỉ 4pm là hết. bán đủ thứ, giò chả, chả huế, giò bò, giò xào (ăn cũng ok nhưng để lâu hơn các loại khác nên đảm bảo vệ sinh hay ko thì ko chắc), nem chua, giò sống (no. 1 in san jose), nem nướng (thường thường), có hết các món linh tinh như những hàng sandwich khác, như bánh rán bánh cuốn bánh bèo, bánh mỳ, bánh chín tầng mây, bánh giò, bánh chưng, đặc biệt là vào tết thì nhận đặt bánh chưng và giò lụa to như ở Việt nam (khoản này anh chị người Việt mình ở đây có người quen nên thường đặt chung rồi mang về chia nhau, đỡ phải đi xuống đó).
- Bánh cuốn: Bánh cuốn Thanh Trì, ngay trên đường Santa Clara St, ở San Jose, cạnh cái Mc Donald hay KFC gì đó. Tự dưng search web ko ra. Nếu đi từ 101 south, ra ở Santa Clara st, rẽ phải, sau đó đi khoảng 2 block, sau khi qua tiệm fast food, ở đoạn đường khoảng 22nd gì đó là đến, ngay cạnh nhà in. Ở đây có bánh cuốn hành ăn khá giống ở VN. Ngoài ra còn có bánh cuốn nhân thịt mộc nhĩ và nhân tôm chấy.
Hiệu thứ hai hay mua về ăn là banh cuốn ở hàng Hương sandwich cạnh chợ đại thành, cũng ngon và dai.
- Đậu phụ: San jose có mấy lò đậu phụ tươi, ngoài đậu phụ bình minh và thanh sơn mà các chợ hay bán, thì có hai lò đậu mình biết: một là trên đường Tully, ngay cùng trong khu Phở số 1. Hai là hàng Hung Vuong Tofu. 1741 BERRYESSA RD. San Jose , CA. (408)254-1740. Mình thích hàng thứ hai hơn, có đậu phụ rất nở và ngon, có nhiều món đậu phụ lạ , như đậu phụ sả ớt, đậu phụ miến mộc nhĩ (rán sẵn), váng đậu, có cả óc đậu nấu canh/bún riêu (nếu đi đầu giờ buổi sáng), có sữa đậu nành ko đường, có linh tinh đủ thứ món chay/mặn, dưa xào, rượu nếp, các loai bánh trái linh tinh, bánh khúc, bánh chưng, bánh bao, bánh v.v. và v.v., giò chả, chả quế (mình thấy ko ngon bằng Đức hương, nhưng mua tạm cũng ok). Cùng khu shopping đó, bên cạnh cũng có một hàng bán đồ ăn sẵn kiểu vậy, có dim sum to go, còn một hàng ở góc thì bán bánh hỏi và các đồ linh tinh khác. Ko hiểu sao ba hàng một chỗ mà vẫn bán được mới giỏi. Đối diện hàng đậu phụ có mấy sạp ngoài đường kiểu như Việt nam, bán vải.
Quay lại khu vực PA, MV, LA, mình hay mua thịt gà organic trong Costco (rẻ bằng một nửa Whole Foods, cùng brand), thịt bò xay organic, hải sản (cá, tôm, cua, lobsters) trong Costco đều rẻ và ngon, có điệu là hơi nhiều chút nhưng gia đình thì ok. Đồ Việt nam thì hay mua ở mấy chỗ nói trên rồi.
Ai là fan của đồ Nhật thì có hai cửa hàng, một là bán đồ linh tinh trong nhà là Daiso (ở trong khu San Antonio Shopping Center), hai là Ninja Market, ngay gần Ranch 99 trên góc Grant cắt với El Camino Real.
Ai là fan đồ Nga, đông Âu có World's Market trên đường San Antonio, đoạn giữa Alma và Charleston.
Ai là fan đồ Hàn Quốc thì xuống Santa Clara có nhiều chợ lắm. Đại khái to thì có Han Kook Market (nhưng đắt hơn chút), giá cả phải chăng có Galeria và Kyo Pyo (đều trên đường El Camino Real hết, tự dưng lười ko muốn tra địa chỉ chính xác, các chị em gg phát là ra ngay). Đồ kỹ hơn chút thì mua chợ Super Kyo Pyo, trên góc Lawrence Exp Way cắt với Homestead, ngay cạnh cái Starbuck.
Mua thịt làm bbq kiểu hàn, lẩu nhật (bò, lợn) hay đồ ướp sẵn, kimbap, kimchi ngon nhất thì mua ở đây:
3443 El Camino Real
Santa Clara, CA 95051-2823
(408) 984-0448
Chỗ này thì chỉ lấy cash thôi nhé, và ai là fan của kimbap thì chỗ này ngon nhất nhưng mà nên mua trước 4pm, nếu mà ko xuống kịp thì gọi điện từ trưa bảo người ta giữ lại cho mình. Thịt ướp sẵn và kimchi ở đây cũng ngon nhất, tất nhiên là có đắt hơn một tí. nhưng cũng chỉ ai phân biệt được đồ ngon và authentic kiểu HQ thì mới cần phải mua ở đây thôi :) Có cả dồi kiểu Hàn nhé.
À còn một cái nữa mấy bà mẹ hay biết, là đặt bánh kiểu Việt/Pháp, bánh gato cho trẻ cn, các kiểu mẫu thì có hàng Euro Delight có hai địa điểm, một là khu Lion Plaza (King Rd cắt Tully Rd), hai là ở gần Great Mall (mạn San Jose/Milpitas).
Lúc khác sẽ làm cái guide các restaurant mình thích/ hay đi. Cũng ko có gì fancy, chỉ là mình hay ăn thôi.
Thursday, June 3, 2010
Phỏng vấn visa - những điều nên biết (từ quan điểm của người phỏng vấn) - copy tu WTT
Phỏng vấn visa - những điều nên biết (từ quan điểm của người phỏng vấn)
Theo kinh nghiệm hơn 3 năm làm việc cho một bộ phận phỏng vấn thuộc LSQ Hoa Kỳ, tôi đúc kết được những điều sau đây về nhiều người Việt đi phỏng vấn visa, Immigrant or Non-immigrant, tai US Consulate General tại HCMC:
1. Lo sợ quá (too stressed out) trước khi vào phỏng vấn - tâm lý quá căng thẳng
2. Ấp úng trong câu trả lời của mình
3. Nói không rõ ràng, lí nhí hoặc vấp
4. Nói loanh quoanh nhiều, giải thích nhiều mà không đi và đề tài của câu hỏi
5. Nói quá ít cho những câu hỏi mở (open questions), chưa diễn tả được hết ý muốn nói
6. Trả lời không chính xác cho những vấn đề câu hỏi đặt ra
7. Nói nhiều mà ngay cả bản thân cũng không biết mình muốn diễn đạt điều gì
8. Không biết thông tin của mình một cách chính xác
9. Không biết rõ về giầy tờ, hồ sơ, hình ảnh và những thông tin đã được khai trong những đơn (forms)
10. Không nắm rõ thông tin về người bảo lãnh của mình
11. Không nắm rõ thông tin về mối quan hệ giữa mình (beneficiary) và người bảo lãnh (petitioner)
12. Không nắm rõ những con số thời gian của mình và của người bảo lãnh
13. Không nắm rõ những địa chỉ của mình và của người bảo lãnh
14. Không nhớ rõ bối cảnh hoặc môi trường (environment) của những lần gặp trước nhất hoặc sau cùng
15. Không nắm rõ thông tin về cá nhân và gia đình của người bảo lãnh
16. Không biết được người bảo lãnh đã qua Mỹ năm nào, theo diện gì, đi với ai
17. Không nắm rõ thông tin về việc làm và tài chánh của người bảo lãnh và ngươi cùng bảo lãnh (joint sponsor)
18. Không biết mình sang Mỹ sẽ ở đâu
19. Không biết được những giấy tờ của mình và của người bảo lãnh có những chổ sai cần chỉnh sửa (need to amend certain information on the document(s))
20. Không biết thông tin trên giấy tờ hồ sơ của mình bị chỉnh sửa, tẩy xóa khi nào hoặc lý do tại sao
21. Không biết tên mình đã từng có trong hồ sơ xin nhập cảnh hoặc định cư Hoa Kỳ lần nào chưa, thông thường là theo diện ODP, HO, McCain, ROVR, AMERASIAN, and FAMILY PETITION, vì người thân đã từng làm mà không nói cho mình biết,
và nhiều lý do khác nữa.
Nên, trước khi làm hồ sơ, các bạn nên biết thật rõ và chính xác những thông tin của mình. Để làm được điều này, các bạn cần làm những việc sau đây:
1. Xem tất cả những giấy tờ của mình thật kỹ trước khi điền đơn
2. Photocopy lại hết tất cả những đơn và giấy tờ mình nộp cho USCIS hoặc agents (the so-called Luật Sư), mỗi thứ 2 bản, một bản cho người tại VN (beneficiary) và một bản cho người bảo lãnh (petitioner)
3. Điều tra những thành viên trong gia đình xem có ai biết rằng ông/bà hoặc cha/mẹ mình đã từng nộp hồ sơ xin nhập cảnh hoặc định cư mà có tên mình trong đó không,
4. Hệ thống hóa thông tin của mình theo những mục sau đây:
a) Documents (giấy tờ và hình ảnh đã, đang và sẽ nộp cho USCIS)
b) Thông tin cá nhân của bản thân và người bảo lãnh
c) Thông tin gia đình của bản thân và người bảo lãnh
d) Thông tin về tài chánh, thu nhập và việc làm của bản thân và người bảo lãnh
e) Thông tin về hôn ước, đính hôn, hôn nhân, ly dị, xin con nuôi của bản thân và người bảo lãnh (dates and places and people involved)
f) Thông tin về mối quan hệ (Dates, places, and people involved)
g) và AM HIỂU GIẤY TỜ VÀ THÔNG TIN TRÊN GIẤY TỜ HÌNH ẢNH CỦA MÌNH VÀ NGƯỜI BẢO LÃNH (I KNOW I AM REPEATING THIS POINT, BUT IT IS THE MOST IMPORTANT FACTOR OF ALL).
Các bạn nên nhớ, mỗi hồ sơ là mỗi trường hợp đều có những điểm khác nhau, nên mình không thể nào đổ đồng rằng khi đi phỏng vấn Viên Chức Lãnh Sự Quán sẽ hỏi những câu hỏi gì. Nó cũng giống như mình đang so sánh giữa trái táo với trái cam (comparing apples and oranges). Vì thế, bạn phải biết thật rõ về hồ sơ của chính bản thân mình chứ không nên so sánh với những hồ sơ khác rằng, tại sao anh A lại đậu (got approved) mà cô B lại rớt (got denied).
Còn rất nhiều điều mà văn viết có lẽ không thể tả hết, nhưng tôi nghĩ với sự chuẩn bị và am hiểu thật kỹ và chính xác về hồ sơ của mình, bạn sẽ không còn rối rấm trong lần đi phỏng vấn visa sắp tới.
Chúc bạn may mắn cho lần đi phỏng vấn visa sắp tới --- PINK PINK PINK (cho tôi mượn cụm từ “PINK PINK PINK” của những bạn đang vui nhé!)
Nguoi viet: smallerglobe@ WTT
Theo kinh nghiệm hơn 3 năm làm việc cho một bộ phận phỏng vấn thuộc LSQ Hoa Kỳ, tôi đúc kết được những điều sau đây về nhiều người Việt đi phỏng vấn visa, Immigrant or Non-immigrant, tai US Consulate General tại HCMC:
1. Lo sợ quá (too stressed out) trước khi vào phỏng vấn - tâm lý quá căng thẳng
2. Ấp úng trong câu trả lời của mình
3. Nói không rõ ràng, lí nhí hoặc vấp
4. Nói loanh quoanh nhiều, giải thích nhiều mà không đi và đề tài của câu hỏi
5. Nói quá ít cho những câu hỏi mở (open questions), chưa diễn tả được hết ý muốn nói
6. Trả lời không chính xác cho những vấn đề câu hỏi đặt ra
7. Nói nhiều mà ngay cả bản thân cũng không biết mình muốn diễn đạt điều gì
8. Không biết thông tin của mình một cách chính xác
9. Không biết rõ về giầy tờ, hồ sơ, hình ảnh và những thông tin đã được khai trong những đơn (forms)
10. Không nắm rõ thông tin về người bảo lãnh của mình
11. Không nắm rõ thông tin về mối quan hệ giữa mình (beneficiary) và người bảo lãnh (petitioner)
12. Không nắm rõ những con số thời gian của mình và của người bảo lãnh
13. Không nắm rõ những địa chỉ của mình và của người bảo lãnh
14. Không nhớ rõ bối cảnh hoặc môi trường (environment) của những lần gặp trước nhất hoặc sau cùng
15. Không nắm rõ thông tin về cá nhân và gia đình của người bảo lãnh
16. Không biết được người bảo lãnh đã qua Mỹ năm nào, theo diện gì, đi với ai
17. Không nắm rõ thông tin về việc làm và tài chánh của người bảo lãnh và ngươi cùng bảo lãnh (joint sponsor)
18. Không biết mình sang Mỹ sẽ ở đâu
19. Không biết được những giấy tờ của mình và của người bảo lãnh có những chổ sai cần chỉnh sửa (need to amend certain information on the document(s))
20. Không biết thông tin trên giấy tờ hồ sơ của mình bị chỉnh sửa, tẩy xóa khi nào hoặc lý do tại sao
21. Không biết tên mình đã từng có trong hồ sơ xin nhập cảnh hoặc định cư Hoa Kỳ lần nào chưa, thông thường là theo diện ODP, HO, McCain, ROVR, AMERASIAN, and FAMILY PETITION, vì người thân đã từng làm mà không nói cho mình biết,
và nhiều lý do khác nữa.
Nên, trước khi làm hồ sơ, các bạn nên biết thật rõ và chính xác những thông tin của mình. Để làm được điều này, các bạn cần làm những việc sau đây:
1. Xem tất cả những giấy tờ của mình thật kỹ trước khi điền đơn
2. Photocopy lại hết tất cả những đơn và giấy tờ mình nộp cho USCIS hoặc agents (the so-called Luật Sư), mỗi thứ 2 bản, một bản cho người tại VN (beneficiary) và một bản cho người bảo lãnh (petitioner)
3. Điều tra những thành viên trong gia đình xem có ai biết rằng ông/bà hoặc cha/mẹ mình đã từng nộp hồ sơ xin nhập cảnh hoặc định cư mà có tên mình trong đó không,
4. Hệ thống hóa thông tin của mình theo những mục sau đây:
a) Documents (giấy tờ và hình ảnh đã, đang và sẽ nộp cho USCIS)
b) Thông tin cá nhân của bản thân và người bảo lãnh
c) Thông tin gia đình của bản thân và người bảo lãnh
d) Thông tin về tài chánh, thu nhập và việc làm của bản thân và người bảo lãnh
e) Thông tin về hôn ước, đính hôn, hôn nhân, ly dị, xin con nuôi của bản thân và người bảo lãnh (dates and places and people involved)
f) Thông tin về mối quan hệ (Dates, places, and people involved)
g) và AM HIỂU GIẤY TỜ VÀ THÔNG TIN TRÊN GIẤY TỜ HÌNH ẢNH CỦA MÌNH VÀ NGƯỜI BẢO LÃNH (I KNOW I AM REPEATING THIS POINT, BUT IT IS THE MOST IMPORTANT FACTOR OF ALL).
Các bạn nên nhớ, mỗi hồ sơ là mỗi trường hợp đều có những điểm khác nhau, nên mình không thể nào đổ đồng rằng khi đi phỏng vấn Viên Chức Lãnh Sự Quán sẽ hỏi những câu hỏi gì. Nó cũng giống như mình đang so sánh giữa trái táo với trái cam (comparing apples and oranges). Vì thế, bạn phải biết thật rõ về hồ sơ của chính bản thân mình chứ không nên so sánh với những hồ sơ khác rằng, tại sao anh A lại đậu (got approved) mà cô B lại rớt (got denied).
Còn rất nhiều điều mà văn viết có lẽ không thể tả hết, nhưng tôi nghĩ với sự chuẩn bị và am hiểu thật kỹ và chính xác về hồ sơ của mình, bạn sẽ không còn rối rấm trong lần đi phỏng vấn visa sắp tới.
Chúc bạn may mắn cho lần đi phỏng vấn visa sắp tới --- PINK PINK PINK (cho tôi mượn cụm từ “PINK PINK PINK” của những bạn đang vui nhé!)
Nguoi viet: smallerglobe@ WTT
Subscribe to:
Posts (Atom)