Friday, August 27, 2010

Chăm sóc mẹ và em bé lúc mới sinh

Mới sinh xong chị em cần nhất là tự chăm sóc bản thân mình. Dù buồn cũng cố gắng đừng khóc nhiều. Dù mệt cũng cố mà ăn, uống thật nhiều nước, nhiều sữa để cho có nhiều sữa cho em bé. Dù trông em bé bận thật nhưng mình cugnx phải cố mà nghỉ bất kỳ lúc nào có thể. Dù stress cũng phải hiểu mình, thấy mìh hơi stress một tí là phải giải tỏa ngay bằng cách nào phù hợp với mình nhất, như là nghe nhạc, tập yoga, ngủ, xem phim, vv, tóm lại mặc dù kiêng cữ nhưng thấy stress thì việc quan trọng là giải tỏa, không quá quan trọng là phải kiêng cữ bằng mọi cách.

Chăm sóc bản thân mình cũng có nghĩa là phải hiểu những gì về phát triển của con, để cho mình khỏi lo lắng (nên đọc sách về em bé trong 1,2 tháng cuối để khỏi bỡ ngỡ, những cuốn như The baby book, What to expect the firs year, Your baby's first year, v.v. Về ngủ thì có The sleep book, No cry sleep solution. Về chăm sóc tinh thần có The happiest baby on the block.

Mình viết qua về chăm sóc em bé, còn sau đó sẽ sửa dần bài viết về chăm sóc mẹ

Vệ sinh: NHỮNG AI CHĂM SÓC EM BÉ PHẢI THƯỜNG XUYÊN RỬA TAY, BẤT KỲ LÚC NÀO TRƯỚC KHI BẾ/CHO E ĂN/TẮM CHO EM/THAY BỈM CHO EM, TÓM LẠI LÀ CHẠM VÀO EM BÉ, ĐỀU PHẢI RỬA TAY XÀ PHÒNG TRƯỚC ĐÃ. KHI NẤU ĂN, SỜ VÀO ĐỒ SỐNG THÌ NÊN ĐI GĂNG TAY LATEX, LOẠI DÙNG MỘT LẦN VỨT ĐI, ĐỂ KHI CẦN THÌ CÓ THỂ CHỈ CẦN RÚT GĂNG TAY, RỬA TAY QUA RỒI VÀO CHĂM E BÉ NGAY. NHƯ VẬY VI KHUẨN KHÔNG VÀO ĐƯỢC TRONG MÓNG TAY CỦA MÌNH. THƯỜNG XUYÊN CẮT MÓNG TAY CHO NGẮN, RỬA XÀ PHÒNG NGÓN TAY CHO THẬT SẠCH.

- Thay bỉm cho em: khi nào em ỉa hoặc đái là phải thay ngay. em còn nhỏ nên rất dễ bị hăm, mà hăm thì sẽ đau và khổ thân lắm. Khi nào em lớn hơn, vài tháng rồi thì có thể đái thì ko cần thay ngay, nhưng ị thì lúc nào cugnx phải thay luôn. Chậm một tí, cỡ 10 phút thôi là bé có thể đã hăm đỏ rồi.
- Nếu có thể, mỗi lần ỉa xong thì sau khi lau qua bằng giấy lau baby wipes, phải mang ra phòng tắm để rửa lại cho em bằng Cetaphil Cleanser.
- Với con gái: nếu ỉa hay đái xong đều rửa đít cho em sau đó dùng khăn xô thấm cho hơi khô (không bao giờ thấm hay chà mạnh nhé) rồi bôi một ít A&D original ointment, rồi đóng bỉm thì sẽ tốt nhất.

- Ngoài ra, các em bé còn nhỏ da còn rất mỏng, nhất là mấy tuần đầu sau khi sinh. Tốt nhất là dù dùng baby wipes lau cho em, thì trước khi lau, lấy nước nóng vào cái chậu rồi cho baby wipes vào vò qua, vắt nhẹ cho bớt nước, sau đó lau cho em. Trong bệnh viện thì người ta có thể dùng loại giấy như kiểu paper towel nhưng dai hơn. Như vậy sẽ không sợ những wipe có chất tiệt trùng làm cho em dễ bị hăm. chỉ cần làm như thế này vài tuần đến 1 tháng, sau đó bé quen dần với môi trường bên ngoài bụng mẹ rồi, thì có thể dùng baby wipes thông thường.

- Tắm cho em: như đã nói là bằng nước ấm hoàn toàn không dùng bất kỳ cái gì. Trình tự là thế này: đầu tiên chỉ cho em mặc mỗi cái bỉm, quấn em vào một cái khăn vuông (cho vai và người em cố định). Một chậu nước ấm tắm riêng, một chậu khác để gội đầu riêng, một chậu rửa đít riêng :). Bế em và gội đầu cho em trước, sau đó lấy khăn xô lau khô đầu. Tháo khăn vuông, tháo bỉm, rửa đít cho em bằng Cetaphil Cleanser. Sau đó bắt đầu tắm cho em.
Khi tắm thì phải lót một cái khăn tắm loại nhỏ xuống dưới chậu tắm, đặt em nằm ngay trên tấm khăn đó, em sẽ yên tâm vì không bị trơn. Lúc tắm, một tay trái ôm vai của em, cầm tay em cho em yên tâm, tay kia thì dùng khăn xô lau người, tưới nước ấm liên tục lên người của em.
Lúc tắm tốt nhất có hai người, một người phụ, một người tắm. Trước khi tắm chuẩn bị sẵn trong phòng, đặt sẵn lên giường của mẹ hoặc em: một bộ quần áo (xếp sẵn áo liền quần, mở phanh hai bên, đặt lên trên áo sơ mi cũng mở phanh), một cái bỉm, các loại kem bôi. Trong chỗ tắm chuẩn bị sẵn các loại khăn: khăn thấm đầu, khăn thấm/ôm em ra khỏi chậu tắm, khăn để tắm/gội đầu. Nhắc lại CỤC KỲ QUAN TRỌNG, KHÔNG TẮM/GỘI CHO EM BẰNG CHANH, SẼ LÀM HẠI VÀ KHÔ DA CỦA EM, NẾU THÍCH THÌ CHỈ GỌT LẤY VỎ CHANH RỒI VÒ VÀO NƯỚC CHO THƠM.
Ở Vn hay tắm cho em bé bằng các loại: lá kinh giới, nước nấu mướp đắng, lá chè xanh, bên này thì mình biến tấu, có kinh giới và mướp đắng nên vẫn dùng được, còn nếu muốn tắm chè thì có thể dùng chè mạn, pha ra như để uống, rồi nước đó pha loãng vào trong chậu nước tắm của bé.

Em bé bình thường lúc mới sinh, trong vài tuần đầu phải thích nghi với môi trường bên ngoài, tập tự thở một mình, nên phần đông hay bị hắt hơi, thở hơi có tiếng, hay thỉnh thoảng ho, nấc một chút. Đó là bình thường, bà mẹ đừng lo lắng. Nhưng cũng phải rất cảnh giác với bất kỳ dầu hiệu bất thường nào, ví dụ hắt hơi/ho kèm sổ mũi, khò khè có tiếng đờm. Thường xuyên cặp nhiệt độ cho em (dùng loại đút đít, cái này ở bệnh viện có và họ cho phép mình lấy về, nên mình nên cầm về trước khi ra viện) nếu thấy sốt (trên 101) thì phải gọi bác sỹ ngay.

Trong thời gian một hai tuần đầu, quan trọng nhất là bé phải bú đủ sữa mẹ để không bị mất nước và tụt cân quá nhiều. Bé thường vẫn bị mất nước, trong hai tuần đầu có thể mất tới 10% trọng lượng cơ thể, nhưng nếu tụt ít một, đều không sao, còn tụt đột ngột như kiểu trogn 1 ngày tụt hơn 10% thì BS sẽ phải theo dõi thường xuyên trọng lượng của e bé, một tuần 1-2 lần. Do vậy việc của mẹ là làm sao cho bé bú càng nhiều càng tốt. Thời gian 1 tuần đầu sữa có thể chưa vè nhiều, hoặc ti mẹ rất đau vì bé chưa biết bú đúng tư thế, cũng như chưa biết mút nên bú sẽ lâu, hoặc bé cáu sẽ cắn mẹ, tóm lại mẹ sẽ rất rất đau, tưởng như không chịu nổi. Lúc này phải cố gắng chịu đau, bôi kem Lasinoh để mềm, giữ ẩm, cho đỡ đau một chút, đồng thời vẫn phải cố cho bé bú càng nhiều càng tốt. Bé bú xong có thể kích thích sữa ra bằng cách bơm tiếp cho ra sữa rồi cho bé bú bình thêm, hoặc nếu bé ị không đủ (ngày 1-2 lần, đái không đủ) thì cần phải cho bé ăn thêm sữa ngoài để bé đi ị được và tăng cân (cái này là cho 2 tuần đầu, sau đó nếu bé bú mẹ hoàn toàn mà ko đi ị được hàng ngày thì cũng ko sao cả).

Cố gắng hết sức đùng thấy đau quá thì cho bé ăn bình, không cho bé bú thường xuyên, như thế mình sẽ mất sữa, mà con rất thiệt thòi vì sữa non của mẹ lúc đó là vô giá, giúp bé nhiều kháng thể, ít bệnh tật, lại phát triển mọi thứ tốt hơn. nếu đau thì cũng chỉ 1 tuần thôi là sẽ hết, sau đó sữa về nhiều, bé bú quen, sẽ không đau nữa.

Mẹ nên ăn gì lúc mới sinh và cho con bú:

Về cơ bản uống nhiều nước, uống sữa, ăn các loại rau lá xanh sẫm (nhiều sắt), ăn trái cây nhiều (trừ các loại cam chanh quýt bưởi, nước của các loại này cũng kiêng không uống cho đỡ bị nhiều gas, em bé sẽ đầy bụng, khó chịu). tránh ăn brocoli sống. Tránh hành, tỏi, ớt, mỡ (đầy bụng, khó tiêu, nhiều gas). Thường mình ăn những cái này"

- Cơm, xôi, cháo móng giờ
- thịt gì cũng ăn, cá thì không ăn những loai như lúc có bầu kiêng (tuna, cá thu), tôm kho nghệ
- Rau xanh các loại : không ăn rau cải, bắp cải, chỉ ăn cải cúc, cải xoong, brocoli, đậu, cà rốt luộc (nếu táo bón thì dừng ăn cà rốt), rau ngót (nếu có nhờ mua được Florida gửi sang).
- Hoa quả: ăn nhiều đu đủ chín, táo, lê, dưa vàng. Không ăn cam quýt bưởi. Không uống nước của các loại này
- Uống nhiều sữa, nhiều nước lọc.
- Ăn đa dạng, thi thoảng ngoài cơm ăn bánh mỳ nguyên cám, nhiều hạt, cheese, rau, thịt.

4 comments:

  1. Cam on chi me Cun Vit! Entry nay cua chi rat huu ich cho nhung ba me moi sinh lan dau nhu em. Em chac chan la no cung huu ich cho nhieu nguoi khac, va nhieu nguoi se search ve no' de doc. Cam on chi nhieu!

    ReplyDelete
  2. lời khuyên này của chị rất hữu ích..dù gì thì dù không ăn cho mình thì cũng phải ăn cho con.khỏe mạnh để nuôi con khôn lớn.:)

    chị viết khá hay .hi

    ReplyDelete
  3. Bài viết hay lắm,chia sẻ của chị rất hữu ích. nếu các bố mẹ có chút thời gian tham khảo thêm tại trang nôi em bé giá rẻ để có cho bé chiếc nôi tốt nhất về giá và chất lượng nhé

    ReplyDelete
  4. Bạn ơi liên kết với trang ba bau của mình ko?

    ReplyDelete