Sunday, July 5, 2009

Đằng sau truyện cổ tích giành cho trẻ nhỏ - từ cuốn sách The Uses of Enchantment

Hôm trước một mẹ bạn Cún nói chuyện về quyển sách The Uses of Enchantment: The Meaning and Importance of Fairy Tales (Bruno Bettelheim - http://en.wikipedia.org/wiki/Bruno_Bettelheim). Đây là cuốn sách phân tích chuyện cổ tích trên khía cạnh tâm lý học của Freud, đã từng được giải National Bood Award năm 77 (cuốn sách này ra năm 76) và là nền tảng cho một số sách về tâm lý trẻ em vẫn được dùng bây giờ.

Mẹ CV cảm thấy đã trả lời được một số câu hỏi mà mẹ CV lo lắng trước đây nên mẹ CV viết lại một số ý mà mẹ CV còn nhớ được . Cái này chắc có ích cho các mẹ có con từ khoảng 3 tuổi trở lên.

CHUYỆN CỔ TÍCH MANG LẠI CHO BÉ ĐIỀU GÌ

Việc đọc truyện cổ tích cho trẻ từ sớm rất quan trọng, vì nó kích thích trí tưởng tượng của trẻ cũng như mang đến cho trẻ những vui thích và bay bổng (fantasy) rất cần thiết cho lứa tuổi của trẻ nhỏ.

Chuyện cố tích với câu chuyện thường là người tốt, người xấu rõ ràng, và kết thúc câu chuyện bao giờ công lý cũng thắng, người tốt được thưởng công, kẻ xấu bị trừng trị. Đối với trẻ nhỏ, đó rõ ràng như là trắng và đen, giúp chúng hiểu hơn về thế giới và quy luật công bằng của nó. Chúng sẽ có niềm tin là nếu làm việc tốt thì cuối cùng kết cục sẽ là thành công, được yêu quý và tôn trọng. Ko nên làm việc xấu vì sẽ bị phạt và ko được ai yêu quý.

Bạn đừng lo trẻ bị hiểu sai lầm về cuộc sống, vì cuộc sống đúng là ko giống như truyện cổ tích. Vì khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ hiểu hơn về sự phức tạp của cuộc sống, và tự chúng sẽ có bài học cho mình. Còn khi chúng còn nhỏ, rất cần thiết để chúng hiểu và tư duy rõ ràng theo kiểu trắng- đen này.

Câu chuyện cố tích thường bắt đầu với những hoàn cảnh khó khăn, trẻ bị mất bố, hoặc mẹ, hoặc mồ côi. trẻ gần như bị ném vào cuộc sống và phải nỗ lực phấn đấu. Điều này giúp trẻ học được rằng, dù hoàn cảnh khó khăn đến mức nào, quan trọng là phải cố gắng liên tục, rồi mọi việc sẽ tốt đẹp. Đây là điều rất quan trọng với trẻ, vì trẻ sẽ học được cách nhìn vào nỗ lực, nỗ lực mới là quan trọng nhất, ko phải là một kết quả tốt mà người khác mang đến cho mình .

CHYỆN CỔ TÍCH NÊN ĐẾN VỚI BÉ NHƯTHẾ NÀO

Trẻ rất thích chuyện cổ tích (và nên được tiếp xúc với chuyện cổ tích) từ khoảng 3-7 tuổi.

Chúng ta có thể bắt đầu từ truyện có tranh ảnh để thu hút sự chú ý của trẻ lúc đầu, tuy vậy rất cần thiết sau này đọc truyện không có tranh (chị zoe có lần nói về chuyện này rồi) để bé có thể tưởng tượng theo ý của bé (không phải là một hình ảnh được vẽ sẵn).

Hình thức tốt nhất là bố mẹ đọc truyện trước rồi kể lại cho bé (không có sách trước mặt), dùng giọng nói diễn cảm để thu hút bé, đồng thời ta cũng có thể nhìn được phản ứng của bé như thế nào. Những cáh nói bắt chước con sư tử, con ếch, con sói, hay công chúa, phù thủy, tiếng con ếch trong bụng sói (Peter and the Wolf) thường làm trẻ rất thích thú. Có thể chọn một thời gian nhất định trong ngày là thời gian kể chuyện, hoặc trước khi đi ngủ. Bạn cugnx có thể tùy vào tâm trạng của trẻ lúc đó mà thay đổi câu chuyện một chút cho phù hợp, ví dụ nhảy nhót nhiều hơn, làm cho chuyện trở nên khôi hài, hay ngược lại, kể chuyện một cách điềm tĩnh.

Nếu có thể, tìm đọc những chuyện nguyên bản (original version). Cái này thì thật sự Mẹ CV cũng ko biết lấy ở đâu. Nhưng một ví dụ là hôm trước, có mẹ thắc mắc chuyện "Jack và hạt đậu", Jack liên tục trèo lên cây đậu và lấy trộm của khổng lồ, cuối cùng khổng lồ chết. Jack như vậy là ăn trộm, ko đugns phải ko? Thực chất câu chuyện gốc là khổng lồ đã giết chết bố và các anh chị Jack và sống trong tòa lâu đài đó, chính là nhà cũ của Jack. Mẹ và Jack trốn thoát được nên ở dưới mặt đất. Jack trèo lên lấy đồ đó hoàn toàn là đồ của Jack. Bà tiên đã hai lần nói Jack có thể lợi dụng cơ hội để giết người khổng lồ, nhưng Jack từ chối. Cuối cùng thì người khổng lồ cũng chết, là do rơi từ trên cây đậu xuống. Nếu các bố mẹ có thể tìm được version nguyên bản để chia sẻ thì rất tốt.

Một ý nữa: Không nên cho bé xem phim hoạt hình Wal Disney để bé hiểu về truyện cổ tích từ đó. Thứ nhất là các bản phim hoạt hình đó đã bị thay đổi rất nhiều để phù hợp với cả người lớn và trẻ con, ko phải là câu chuyện nguyên gốc, sẽ mất đi phần nào tính chất giáo dục. Thứ hai là những hình ảnh hoạt hình có quá hình ảnh màu sắc và chuyển động thu hút hoàn toàn sự chú ý của trẻ, khiến trẻ ko phát triển được nhiều trí tưởng tượng cuả mình.

Ngoài ra thì ko phải câu chuyện cổ tích nào cũng được coi là tốt. Bạn nên lựa chọn các câu chuyện cổ tích phù hợp với trẻ. Ví dụ chuyện Hanxen và Gretel (dạy cho bé về tình cảm anh em), Ba con gấu (hay Godilac và ba con gấu), Bạch tuyết, Jack và hạt đậu, Ba chú lợn con v.v. (cái vụ này để mẹ CV sẽ check lại chính xác xem tác giả recommend chuyện gì vì mẹ CV ko có quyển sách đó bây giờ).

NHỮNG LO LẮNG CỦA BỐ MẸ VÀ SỰ THỰC SAU ĐÓ

Bố mẹ thường rất lo lắng vì các nhân vật xấu xa và tình tiết của chuyện cổ tích có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ. Sau đây là một số phân tích về điều đó:

1. Bố mẹ thường lo lắng về các nhân vật xấu làm những việc kinh khủng, ví dụ giết người, đầu độc, hành hạ v.v. và sợ rằng sẽ ảnh hưởng đến bé. thực chất khi bạn đọc truyện, bạn sẽ thấy bé không quá chú ý đến điều đó, quan trọng là cuối cùng nhân vật xấu bao giờ cũng bị trừng phạt. Bé để ý hơn đến quan hệ nhân quả. Nếu như vì lo sợ mà bạn làm giảm bớt sự xấu xa của các nhân vật này, bỏ qua tình tiết thì có khi bé lại cảm thấy bị lẫn lộn, hoang mang. Nếu như người xấu ko bị trừng phạt thì làm người tốt để làm gì? Bé chưa đến độ tuổi có thể thực sự suy luận về tính nhân văn hay gì đó.

2. Câu chuyện thường bắt đầu với bố hoặc mẹ bị chết, hoặc cả hai : như vậy có tàn nhẫn quá không với tâm hồn non trẻ của bé . Thực chất như đã nói ở trên, đối với bé đó là hình ảnh dễ mường tượng nhất của khó khăn, ko có bố hoặc mẹ ở bên . Nhưng nếu cố gắng thì sẽ vượt qua được hết.

3. Chuyện thường có các nhân vật như mẹ kế, và quái vật. Như vậy với trẻ có thể có cái nhìn ko tốt về người mẹ, hay mẹ kế ko?
Theo phân tích của tác giả, thì từ lứa tuổi 3,4 tuổi, trẻ có sự thu hút và phân biệt giới tính. Các bé trai rất yêu mẹ và có suy nghĩ, lớn lên sẽ lấy mẹ của mình làm vợ. Với các bé, đôi khi bố là vật cản, và có lúc bé tưởng tượng bố là quái vật, hoặc con rồng, mà mình cần phải "đánh" lại để lấy mẹ. Bé gái thì ngược lại, thích bố, và tưởng tượng mẹ mình như là .. mẹ kế. Điều này có thể làm cho bạn shock khi đọc, nhưng đó là sự phát triển tư duy bình thường mà các bé có thể có. Chúng ta hiểu điều này để ko mắng hay uốn nắn bé nếu như thấy bé nói với ta suy nghĩ của bé .
Điều này làm mẹ CV nhớ, CÚn đã từng nói với mẹ là khi lớn lên, mẹ sẽ là vợ của Cún, và bố sẽ là anh của Cún nhé. Thực chất là bé đang học về các quan hệ, vợ chồng sống với nhau, và bé yêu ai thì muốn sống với người đó. Tư duy và cách nghĩ của bé khác với của chúng ta. Do vậy đừng cố gắng dập tắt suy nghĩ của bé mà bạn cho là "ko phù hợp, ko đuọc phép". Bé sẽ quên chuyện này ngay khi bé có bạn gái (lớp 1 chẳng hạn) và bé ko nghĩ nhiều như bạn đâu
Một điều nữa về các hình ảnh xấu như mẹ kế, là bé học được về tính hai mặt trong tính cách của một người. Chính chúng ta hàng ngày, rất yêu bé, nhưng có lúc ta cáu giận, bắt bé làm cái này cái kia, hay la mắng , đánh bé. Bé có thể tưởng tượng một lúc là mẹ lúc này là "mẹ xấu", và bé có thể ghét chúng ta một lúc. Nhưng sau đó, khi mẹ trở về thành "mẹ tốt", bé lại tiếp tục yêu chúng ta. Điều này cũng làm cho bé ít bị stress hơn và ko bị quẩn quanh với suy nghĩ, làm sao mẹ lại có thể ghét mình, hay là mẹ thật sự ghét mình.

Cuốn sách viết từ năm 1976 và chắc là có điểm về mặt tâm lý học thì ko hoàn hảo, nhưng với mẹ CV thì một số điểm nêu ra khiến cho mình cảm thấy vững tâm hơn khi đọc chuyện cổ tích cho con. Cũng như biết rằng có nhiều phiên bản và mình có thể tìm phiên bản vừa ý để kể cho con, hoặc tự mình có thể thay đổi câu chuyện một chút tùy vào tâm trạng của trẻ lúc đó .

2 comments:

  1. Mình đồng ý truyện cổ tích giúp kích thích trí tưởng tượng của các con rất tốt. Nó không có thật, nhưng nó dạy con sự nhân hậu và cách mỉm cười :)

    ReplyDelete
  2. Truyện cổ tích hư cấu chỉ nhằm mục đích đem lại các bài học cho các con

    ReplyDelete