Về chuyện làm sao để bình tĩnh, kiên nhẫn với trẻ con, thì theo mình có mấy điểm thế này :
1. Tự bản thân mình hiểu bé, phải học hỏi liên tục về phát triển của trẻ nhỏ, từng giai đoạn nửa năm hoặc một năm, trẻ có những suy nghĩ, lo lắng gì, trẻ nhìn nhận thế nào về thế giới xung quanh, về bạn bè, bố mẹ, v.v. Mình có thể học từ sách vở từ nói chuyện với các bố mẹ khác, nói chung có nhiều cách . Việc này để mình có thể mong đợi từ hành vi của trẻ cho đúng với lứa tuổi của trẻ nhất. Đôi khi ko hẳn là đứa trẻ hư mà do bố mẹ ko hiểu chúng và cho rằng chúng hư .
Ví dụ như con trai mình hơn bốn tuổi, mình được biết rằng trẻ cứ khoảng nửa năm lại thay đổi, ví dụ ngoan, hiền thành cứng đầu, khó bảo, hay quấy. Đặc biệt là các bé trai có thể hung hăng hơn, thích chơi trò súng, kiếm (mình nhìn từ con bạn mình mà hơn vài tháng thì thấy ). Vậy khi con trai mình có biểu hiện như vậy, mình ko kết luận ngay là con mình hư, mà làm sao để con có nhiều hoạt động tĩnh hơn, như đọc sách, hoặc mình ôm ấp con nhiều hơn trong ngày để con có thể cân bằng lại.
2. Tự giải tỏa stress cho bản thân mình : Rõ ràng làm bố mẹ là một công việc cực nhọc, nhất là như ở nước ngoài mình ở nhà với con 24/24. Cần tự mình có những cách để giải tỏa stress cho bản thân . Bạn có thể biết là vào những thời điểm nào trong ngày bạn mệt tới mức thường nổi nóng . Có thể nào tìm sự giúp đỡ của người khác (chồng, người GV) hay cho bé đi ra ngoài chơi một lúc, hoặc đến nhà hàng xóm/bạn chơi lúc đó ko (như bên này thường bé sang 2 tuổi rất nghịch và hay quấy, các bà mẹ phải cho ra công viên hầu như hàng ngày để bé tiêu hao bớt năng lượng).
Bạn cũng cần nghỉ ngơi, thi thoảng cũng phải ra ngoài đi chơi riêng với chồng, bé sẽ ổn, ko phải bạn đi một lúc thì sẽ có chuyện lớn xảy ra . Ngoài ra hai vợ chồng đặt ra một thời gian trong ngày, khoảng 20 phút để nói chuyện với nhau về con cái, mục đích để giải tỏa cho bạn (khi có người lắng nghe bạn sẽ tốt hơn rất nhiều ). Có thể là sau khi con đi ngủ, hoặc lúc nào đó tùy vào lịch của bạn. Nếu cần thiết, bạn có thể đi gặp chuyên gia để hỏi xem mình cần làm gì với biểu hiện của con như vậy .
3. Tập cách relax khi bé quấy, khóc, ví dụ bạn tự đếm cho mình trong luc hít thở thật sâu, 1, 2, 3 , để cho cơn giận qua bớt đi . Ngoài ra khi bạn sắp nổi cáu (la hét), bạn sẽ cảm thấy máu nóng của mình bốc lên, hoặc có thể cảm thấy như bạn sắp nghe thấy tiếng bạn la hét . Khi có cảm giác này, tốt nhất bạn nên rời khỏi hiện trường nếu có thể . Nếu có người khác, bạn có thể nhờ trông bé hoặc bế bé rồi đi sang phòng khác cho bình tĩnh lại . Như mình thì có lúc ko thể rời khỏi (vì ko có ai khác), mình nhăm mắt lại và hít sâu mấy cái, hoặc mình quay mặt đi và nghiến răng (hay làm cái gì đó để bộc lộ cơn giận cuả mình ra mà bé ko thấy).
4. Tập yoga
5. Nghĩ xem thực sự bạn nổi cáu ngoài lý do của bé còn lý do gì ko ? Nếu như bạn có vấn đề với chồng hoặc gia đình chồng (cái này độ stress của nó cao lắm nha, 29 đó trong khi đổi job chỉ có 10 thôi), bạn nên hiểu ko phải do bé mà bạn như vậy, đừng đổ lên đầu con . Nếu do bạn quá bận rộn, chỉ có 20 phút trước khi đi làm cho bữa sáng mà bé cứ mè nheo ko chịu ăn, ko chịu mặc quần áo chẳng hạn, bạn hãy chuẩn bị từ tối hôm trước những gì có thể, và dạy sớm hơn cần thiết ít nhát 30 phút .
6. Cuối cùng là take it easy. Hãy nghĩ là con người bé nhỏ đó chỉ như vậy một thời gian rất ngắn thôi. Khi bé đi học bé sẽ khác . Khi bé 10 tuổi, bắt đầu tiền teenager , bé sẽ khác . Những thời gian này sẽ trôi qua rất nhanh, một ngày bạn ở bên bé được bao nhiêu, hãy cố gắng để sau này bé nghĩ lại, memory của bé có những khoảnh khắc đầm ấm .
Hôm trước mình có đi nghe một bác sỹ tâm lý nổi tiếng bên này (dr. Levine, tác giả quyển Price and Privilege - nói về vấn đề quan hệ giữa cha mẹ và teenager) đã nói, món quà quý nhất bạn tặng cho con bạn trong suốt cuộc đời mình là "your mental health" (tức là sức khỏe về tâm lý của bạn), bọn trẻ sẽ nhìn vào bạn trong suốt cuộc đời và những gì bạn hành động sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chúng, cho dù chúng có thể ko công nhận điều đó . Khi bạn căng thẳng, mêt mỏi, con của bạn cũng vậy . Vì vậy, hãy học cách relax bản thân mình, để sau này, khi con bạn gặp các conflict trong cuộc sống, bé cũng sẽ học được cách kiềm chế và relax bản thân mình .
Một người bạn của mình bị depression đã nói thật với mình là khi còn nhỏ, cô ấy hay bị bố la hét, và từ đó, mỗi khi công việc có chuyện gì, cô ấy cứ có cảm giác đồng nghiệp đang xì xào về mình, cô ấy cảm thấy tiếng nói thì thầm của họ cứ lớn dần lên trong đầu của mình, đến mức cô ấy ko chịu nổi.
Mình luôn nghĩ đến cô ấy mỗi khi mình cáu và la mắng bọn trẻ, mình tự nhủ sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa . Sẽ ko thể nào mà bạn ko bao giờ la mắng bọn chúng, dù người bình tĩnh nhất cũng sẽ nổi nóng, nhưng là mẹ, mình cần cố gắng và cố gắng liên tục . Chắc là sẽ có kết quả
Sunday, July 5, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment