PHần này mẹ CV viét tóm tắt về vấn đề trẻ có bố mẹ nói hai thứ tiếng khác nhau, hoặc trẻ nói tiếng khác với tiếng bản địa, chắc là các mẹ ở nước ngoài sẽ quan tâm nhiều hơn . Tuy vậy một số bạn bè của mẹ CV cũng quan tâm đến việc dạy con tiếng Anh từ lúc còn nhỏ, do vậy mẹ CV nghĩ một số thông tin cơ bản này cũng sẽ giúp ích cho các mẹ ở Việt nam .
1. LIệu việc tiếp xúc với hai ngôn ngữ có làm trẻ chậm nói :
- Không hề . Trẻ tiếp xúc với hai ngôn ngữ ko hề chậm nói hơn . Những nghiên cứu mười năm gần đây cho thấy, nhóm trẻ nói một ngôn ngữ và hai ngôn ngữ có tỷ lệ chậm nói hay có vấn đề về ngôn ngữ gần như ngang nhau (là 7%). Trẻ sẽ có khả năng nói nhiều ngôn ngữ mà chúng tiếp xúc trogn môi trường của mình . Kể cả trẻ có vấn đề về ngôn ngữ (rối loạn ngôn ngữ) hoặc chậm nói hoàn toàn có thể học một ngôn ngữ thứ hai . Nhìn chung trẻ có thể học ngôn ngữ thứ hai với khả năng giống như khi trẻ học ngôn ngữ thứ nhất . Tức là nếu trẻ có vấn đề khi học một ngôn ngữ thì khi học ngôn ngữ thứ hai trẻ cũng bị như vậy . Tuy vậy ko có khẳng định ngược lại, là trẻ học hai ngôn ngữ thì có vấn đề hơn là trẻ học một ngôn ngữ .
2. Trẻ có nên nói hai ngôn ngữ ko?
Có rất nhiều lợi thế khi trẻ nói được hai ngôn ngữ . Thứ nhất là trẻ giao tiếp được bằng tiếng mẹ đẻ sẽ tiếp xúc được văn hóa của nước đó, và nói chuyện được với những người thân ở nước đó . Thứ hai là trẻ sẽ hiểu được tốt hơn những văn hóa khác nhau, hiểu được tầm quan trọng của việc khác biệt về văn hóa và có thể sống trong cả hai nền văn hóa đó . Ko nên hạn chế trẻ trong một ngôn ngữ mẹ đẻ .
3. Làm sao để tạo ra môi trường nói hai ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ
Nếu bạn muốn nuôi dạy trẻ nói hai ngôn ngữ, có một số việc cần làm :
- Nói với con bạn bằng tiếng mẹ đẻ . Điều này đảm bảo cho con bạn có một hình mẫu về ngôn ngữ vững chắc . Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi có một nền tảng cơ bản vững chắc về một ngôn ngữ, trẻ sẽ học ngôn ngữ thứ hai nhanh hơn .
- Không nên dạy bé tiếng Anh khi bạn ko phải là người nói tiếng Anh như ngôn ngữ đầu tiên . Vì những điều bạn dạy bé (nhất là phát âm) sẽ ko chính xác. Hãy cứ để bé học từ môi trường của mình .
- Đảm bảo việc trẻ học tiếng mẹ đẻ qua nhiều phương thức khác nhau (nói, chơi, kể chuyện, đọc truyện, nghe nhạc, xem phim, v.v.) và vì nhiều lý do khác nhau. Đừng dùng tiếng mẹ đẻ chỉ để yêu cầu trẻ làm việc này việc kia .
Phát triển ngôn ngữ dù là học thứ tiếng nào cũng dựa trên thời gian sử dụng và nghe bằng nghe ngôn ngữ đó .
- Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ cũng giống nhau dù con bạn học tiếng gì . Vẫn là một tuổi nói từ đơn, hai tuổi nói từ hai âm . Trẻ vẫn đạt tới các ngưỡng phát triển ngôn ngữ như trẻ bình thường .
- Trẻ học hai thứ tiếng có thể dùng cả hai tiếng trong một câu nói cho đến khi chúng có khả năng nói từng thứ tiếng một thật tốt, ko phải nói lẫn lộn nữa . Điều này là hoàn toàn bình thường, ko phải là một dấu hiệu của trẻ có vấn đề. Khi trẻ lớn hơn, chúng có thể biết chọn và dùngt hứ tiếng khi nói chuyện với người nói thứ tiếng đó . Điều này gọi là "Chuyển hệ " (code switching) được thấy ở hầu hết trẻ nhỏ . Vd như nói tiếng Việt với bà, tiếng anh với anh/chị em họ . Tuy vậy dù bé có nói tiếng Anh hay nói lẫn tiếng Anh với bạn, hãy luôn nhớ, chỉ nói với bé bằng tiếng mẹ đẻ . Cho dù bé sẽ nói tiếng Anh, bạn nói tiếng Việt, sẽ đến lúc bé muốn nói tiếng Việt, hoặc bắt buộc phải nói tiếng Việt (khi về VN chẳng hạn).
4. Có nên tập trung hoàn toàn vào một ngôn ngữ để tăng khả năng giao tiếp thành công của trẻ?
Thành công về giao tiếp phải được xác định theo yêu cầu của môi trường . Nếu môi trường của trẻ đòi hỏi hai ngôn ngữ thì cần thiết trẻ phải giao tiếp được bằng cả hai ngôn ngữ này . Kể cả trẻ có vấn đề về ngôn ngữ cũng học được hai thứ tiếng, có điều sẽ chậm hơn trẻ bình thường .
5. Hai ngôn ngữ có làm cho trẻ bị lẫn lộn ko?
Nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ dùng hai ngôn ngữ, khi hai tuổi đã có khả năng phân biệt được hai ngôn ngữ này và biét cách "chuyển ngôn ngữ" tùy theo hoàn cảnh khác nhau . Ko có ví dụ nào chúng minh, việc tách biệt hai ngôn ngữ sẽ làm cho việc học tốt hơn . Thực tế, nghiên cứu cho thấy, trẻ học hai ngôn ngữ, được dạy những khái niệm ngữ pháp bằng cả hai ngôn ngữ sẽ học những khái niệm nay nhanh bằng trẻ nói hai ngôn ngữ mà được dạy ngữ pháp chỉ bằng tiếng Anh .
** trẻ học càng sớm ngôn ngữ thứ hai thì càng tốt . Có thể bắt đầu từ 3- 5 tuổi . Thường mất 1-3 năm dùng một ngôn ngữ để nói (giao tiếp) tốt, và 3-5 năm để có thể dùng ngôn ngữ đó học tập . Do vậy hãy kiên nhẫn nếu con bạn sau một năm vẫn chưa nói được nhiều .
1. LIệu việc tiếp xúc với hai ngôn ngữ có làm trẻ chậm nói :
- Không hề . Trẻ tiếp xúc với hai ngôn ngữ ko hề chậm nói hơn . Những nghiên cứu mười năm gần đây cho thấy, nhóm trẻ nói một ngôn ngữ và hai ngôn ngữ có tỷ lệ chậm nói hay có vấn đề về ngôn ngữ gần như ngang nhau (là 7%). Trẻ sẽ có khả năng nói nhiều ngôn ngữ mà chúng tiếp xúc trogn môi trường của mình . Kể cả trẻ có vấn đề về ngôn ngữ (rối loạn ngôn ngữ) hoặc chậm nói hoàn toàn có thể học một ngôn ngữ thứ hai . Nhìn chung trẻ có thể học ngôn ngữ thứ hai với khả năng giống như khi trẻ học ngôn ngữ thứ nhất . Tức là nếu trẻ có vấn đề khi học một ngôn ngữ thì khi học ngôn ngữ thứ hai trẻ cũng bị như vậy . Tuy vậy ko có khẳng định ngược lại, là trẻ học hai ngôn ngữ thì có vấn đề hơn là trẻ học một ngôn ngữ .
2. Trẻ có nên nói hai ngôn ngữ ko?
Có rất nhiều lợi thế khi trẻ nói được hai ngôn ngữ . Thứ nhất là trẻ giao tiếp được bằng tiếng mẹ đẻ sẽ tiếp xúc được văn hóa của nước đó, và nói chuyện được với những người thân ở nước đó . Thứ hai là trẻ sẽ hiểu được tốt hơn những văn hóa khác nhau, hiểu được tầm quan trọng của việc khác biệt về văn hóa và có thể sống trong cả hai nền văn hóa đó . Ko nên hạn chế trẻ trong một ngôn ngữ mẹ đẻ .
3. Làm sao để tạo ra môi trường nói hai ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ
Nếu bạn muốn nuôi dạy trẻ nói hai ngôn ngữ, có một số việc cần làm :
- Nói với con bạn bằng tiếng mẹ đẻ . Điều này đảm bảo cho con bạn có một hình mẫu về ngôn ngữ vững chắc . Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi có một nền tảng cơ bản vững chắc về một ngôn ngữ, trẻ sẽ học ngôn ngữ thứ hai nhanh hơn .
- Không nên dạy bé tiếng Anh khi bạn ko phải là người nói tiếng Anh như ngôn ngữ đầu tiên . Vì những điều bạn dạy bé (nhất là phát âm) sẽ ko chính xác. Hãy cứ để bé học từ môi trường của mình .
- Đảm bảo việc trẻ học tiếng mẹ đẻ qua nhiều phương thức khác nhau (nói, chơi, kể chuyện, đọc truyện, nghe nhạc, xem phim, v.v.) và vì nhiều lý do khác nhau. Đừng dùng tiếng mẹ đẻ chỉ để yêu cầu trẻ làm việc này việc kia .
Phát triển ngôn ngữ dù là học thứ tiếng nào cũng dựa trên thời gian sử dụng và nghe bằng nghe ngôn ngữ đó .
- Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ cũng giống nhau dù con bạn học tiếng gì . Vẫn là một tuổi nói từ đơn, hai tuổi nói từ hai âm . Trẻ vẫn đạt tới các ngưỡng phát triển ngôn ngữ như trẻ bình thường .
- Trẻ học hai thứ tiếng có thể dùng cả hai tiếng trong một câu nói cho đến khi chúng có khả năng nói từng thứ tiếng một thật tốt, ko phải nói lẫn lộn nữa . Điều này là hoàn toàn bình thường, ko phải là một dấu hiệu của trẻ có vấn đề. Khi trẻ lớn hơn, chúng có thể biết chọn và dùngt hứ tiếng khi nói chuyện với người nói thứ tiếng đó . Điều này gọi là "Chuyển hệ " (code switching) được thấy ở hầu hết trẻ nhỏ . Vd như nói tiếng Việt với bà, tiếng anh với anh/chị em họ . Tuy vậy dù bé có nói tiếng Anh hay nói lẫn tiếng Anh với bạn, hãy luôn nhớ, chỉ nói với bé bằng tiếng mẹ đẻ . Cho dù bé sẽ nói tiếng Anh, bạn nói tiếng Việt, sẽ đến lúc bé muốn nói tiếng Việt, hoặc bắt buộc phải nói tiếng Việt (khi về VN chẳng hạn).
4. Có nên tập trung hoàn toàn vào một ngôn ngữ để tăng khả năng giao tiếp thành công của trẻ?
Thành công về giao tiếp phải được xác định theo yêu cầu của môi trường . Nếu môi trường của trẻ đòi hỏi hai ngôn ngữ thì cần thiết trẻ phải giao tiếp được bằng cả hai ngôn ngữ này . Kể cả trẻ có vấn đề về ngôn ngữ cũng học được hai thứ tiếng, có điều sẽ chậm hơn trẻ bình thường .
5. Hai ngôn ngữ có làm cho trẻ bị lẫn lộn ko?
Nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ dùng hai ngôn ngữ, khi hai tuổi đã có khả năng phân biệt được hai ngôn ngữ này và biét cách "chuyển ngôn ngữ" tùy theo hoàn cảnh khác nhau . Ko có ví dụ nào chúng minh, việc tách biệt hai ngôn ngữ sẽ làm cho việc học tốt hơn . Thực tế, nghiên cứu cho thấy, trẻ học hai ngôn ngữ, được dạy những khái niệm ngữ pháp bằng cả hai ngôn ngữ sẽ học những khái niệm nay nhanh bằng trẻ nói hai ngôn ngữ mà được dạy ngữ pháp chỉ bằng tiếng Anh .
** trẻ học càng sớm ngôn ngữ thứ hai thì càng tốt . Có thể bắt đầu từ 3- 5 tuổi . Thường mất 1-3 năm dùng một ngôn ngữ để nói (giao tiếp) tốt, và 3-5 năm để có thể dùng ngôn ngữ đó học tập . Do vậy hãy kiên nhẫn nếu con bạn sau một năm vẫn chưa nói được nhiều .
No comments:
Post a Comment