Sunday, July 5, 2009

Các vấn đề về thở của trẻ nhỏ

Gọi cấp cứu nếu thấy trẻ ngừng thở hoặc thở chậm và yếu

Thở nhanh:
- Nếu thở nhanh, liên tục, lặp đi lặp lại: gọi ngay bác sỹ
- Khi bị asthma hoặc viêm phế quản: thở có tiếng rít, co thắt, sau khi ho tiếng thở vẫn ko bình thường, thường ho không ngứt, nếu bệnh nặng có thể ko hít đủ không khí vào: cần gọi bác sỹ ngay.
- Thở nhanh kèm sốt: thông thường nhịp thở là 40 hơi/phút - 40 breaths/minute (đ/v trẻ dưới 1 tuổi), 30 hơi/phút (trẻ 1-5 tuổi), 20/phút (trẻ 6-12 tuổi). Nhịp thở tăng thêm 10-20 hơi /phút khi trẻ đang khóc hay cáu gắt. Khi trẻ sốt, cứ tăng 1 độ F thì nhịp thở tăng thêm 3 hơi/phút (hoặc 6 hơi/phút/tăng thêm 1 độ C). Nếu như nhịp thở của trẻ tăng tỷ lệ với độ sốt thì có thể có vấn đề về sức khỏe khác, ko phải là vấn đề thở.

Các triệu chứng tương tự
- Thở có tiếng: có thể do rung khi có dịch (mucus) ở trong đường khí (mũi, họng, dây thanh quản hoặc ngực). Thường thì ko phải là vấn đề nghiêm trọng.
- Bệnh Croup (viêm họng virus, thường gặp ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 3 tuổi, viêm sưng cuống họng và đường hô hấp trên, làm nghẹt đường khí) hay nặng hơn là Stridor (khi hít vào nghe rõ tiếng rít): thường khiến tiếng thở nặng, rung và rít (như tiếng chút chít), đi kèm với ho nặng, rõ tiếng (hay được ví với tiếng kêu éc éc của con hải cẩu- seal's bark).
- Khi dịch mũi trôi xuống phần dưới của họng thì có thể gây ra tiếng thở rít nhanh (như tiếng xúc xắc - rattling), đồng thời cảm thấy rung rung trong ngực. Khi ho và khạc được đờm thì sẽ giảm bớt. Thường trẻ dễ bị ho nhiều, có khi nôn nhưng sau đó chúng sẽ ko thấy nghẹt nữa.
- Tiếng thở khò khè do có dịch mũi tắc ở trong đường thở: nếu con bạn khó chịu có thể nhỏ nước muối sinh lý (saline drop) và dùng hút mũi (nasal suction) hút ra
- Ngáy đêm: do bị nghẹt (chắn một phần) trong mũi hoặc họng khi ngủ. Nguyên do thường gặp là trẻ bị to a-mê-đan (tonsils, viêm a-mê-đan gọi là tonsillitis) hay adenoids (mình ko biết dịch cái từ này thế nào, nó là bộ phận đằng sau đường thở, cũng làm nhiệm vụ trap virus khi mình hít vào) . Nếu trẻ bị ngày thường xuyên và nặng hơn thì cần gọi bác sỹ

No comments:

Post a Comment