Sunday, July 5, 2009

Tại sao trẻ lại ăn vạ, quấy khóc?

Trước đây mình đã đi nghe một bài về phát triển não của trẻ con và tại sao mà bọn trẻ lại throw tantrum (dịch tóm tắt là ăn vạ, quấy khóc) và đã viết một bài trên WTT về vấn đề này mà mình post lại dưới đây:

Thông thường khi bọn trẻ đòi một cái gì đó mà chúng ta ko cho phép. Hoặc chỉ đơn giản là chúng cảm thấy ko có đủ sự chú ý của chúng ta, cảm thấy bị "tách" (disconnect) khỏi bố mẹ. Thế là chúng quấy khóc, ăn vạ . Mục đích là để có được điều chúng muốn hoặc để có được sự chú ý của bố mẹ .

Phản ứng của bố mẹ thế nào ? Chúng ta sẽ cố gắng bình tĩnh, và giải thích cho chúng tại sao lại không được. Trong trường hợp chúng cứ tiếp tục kêu la, có những bé lăn ra đất ăn vạ, khóc lóc rất lâu, đôi khi ta có thể mất bình tĩnh, chỉ muốn làm sao để chúng có thể im/nín ngay lập tức .

Dưới đây mình sẽ viết qua vài phản ứng và nên/ko nên làm :

1. Có một số bố mẹ sẽ cố gắng thuyết phục con theo "Logic consequence" (tức là nếu thế này thì hậu quả sẽ là thế kia). Thực chất trẻ con dưới hai tuổi chưa thể hiểu được logic consequence, và với trẻ lớn hơn, đôi khi chúng chỉ im lặng vì biết là ko thể chống đối, nhưng bạn thử hỏi lại chúng xem bạn nói gì mà xem . Có khi chúng ko thể nhắc lại , hoặc chỉ như con vẹt, nói mà ko hiểu gì cả.

Đối với trẻ lớn, điều mà mẹ đang nói chỉ là "lần sau ko được làm như thế nữa" chẳng hạn. Do vậy, bạn tránh đừng thuyết phục dài dòng, nói dài dòng . Hãy đi thẳng vào vấn đề thật ngắn gọn, một hai câu đơn giản hoặc lựa chọn việc chúng có thể làm và sẵn sàng làm (nếu yêu cầu điều chúng ko bao giờ làm thì đó sẽ là cưỡng ép và việc bạn cho chúng lựa chọn chả có ý nghĩa gì)

Đối với trẻ nhỏ hơn, khi chúng đang la hét, quấy khóc, chúng hầu như ko lắng nghe chúng ta . Não của chúng lúc này ở giai đoạn reptilian brain- xúc động và cáu gắt rất nhanh, giải thích sẽ ko có hiệu quả mà cần phải hướng sự chú ý của chúng sang một điều khác thì chúng mới có thể dừng được .
Trước tiên bạn phải dừng hành động quấy khóc bằng việc ôm vai hay ôm và lắc lư chúng (trẻ con sẽ bình tĩnh rất nhanh nếu trong tư thế lắc lư như kiểu swinging). Sau đó nói chuyện một cách bình tĩnh, nói với con rằng bạn hiểu con rất buồn lúc này, con rất tức giận vì a,b,c , nhưng mà rất tiếc là việc đó không được . Bạn biết sẽ hơi khó để ko làm việc đó, nhưng bé hãy cố lên, bạn rất yêu bé .. Cố gắng bình tĩnh và nói ngắn gọn, quan trọng nhất là làm cho bé nín khóc và bình tĩnh trở lại

2. Có một số bố mẹ đào tạo con theo kiểu, nếu quấy khóc thì rất bình tĩnh, nhẹ nhàng yêu cầu "dừng lại, nín " (Mẹ cv cũng theo kiểu này ). Nếu bạn ko bị cáu gắt và la hét thì việc này cũng có thể có hiệu quả . Tuy vậy, bạn cần hiểu vấn đề là tùy từng trường hợp, trẻ con đôi khi chúng quấy khóc có lý do của chúng, chúng thật sự suy nghĩ và suy luận vấn đề khác với chúng ta . Chúng ta cần nhìn vào cái mà trẻ nghĩ để làm sao, sau đó nói chuyện với trẻ và giúp trẻ giải quyết vấn đề của chúng . Không nên bắt chúng nín, im ngay lập tức .

Một ví dụ như bé ấn mạnh làm hỏng bút, bạn sẽ trách bé là ko biết giữ gìn bút và cất giấy bút đi, bé khóc ầm lên, như vậy là bé hư (đã làm hỏng bút còn khóc) và bạn yêu cầu bé phải nín. Thực ra bé rất thích bức tranh mà bé đang vẽ, và chuyện một đứa trẻ chưa biết cách ấn bút thế nào cho vừa phải ko bị hỏng bút, rách giấy là rất bình thường. Trong lòng bé chỉ thấy mẹ đã cất bút và có thể cả bức tranh bé đang vẽ ,bé sẽ thấy rất uất ức và bất công, mà mẹ lại ko lắng nghe mình .

Sự thực là trẻ nhỏ cũng có các tình cảm của chúng, mà chúng cần phải để nó "phát" hết ra để có thể bình tĩnh lại (cũng như khi bạn xúc động, bạn muốn khóc, muốn hét ).
Điều này càng quan trọng với các bé còn nhỏ tuổi, chưa biết nói, chúng sẽ rất khó chịu khi ko làm sao để bố mẹ hiểu ý của mình . Việc quấy khóc cũng là một cách để giao tiếp với bố mẹ, để thể hiện suy nghĩ của chúng .
Vì vậy nếu bố mẹ cứ ép con phải nín, dừng, thì trẻ sẽ quen với cách giấu đi cảm xúc, ko nói ra với bạn .Với trẻ nhỏ, chúng vẫn căng thẳng vì bức bối với những cảm xúc chưa trào ra hết được . Việc học cách làm sao để nói ra, thể hiện ra cảm xúc của mình và làm bản thân bình tĩnh thực ra rất quan trọng với trẻ, nhất là sau này .
Do vậy việc bạn cần làm đầu tiên là hỏi han xem chúng đã nghĩ gì. Kể cả với trẻ chưa nói được, nói với chúng, có phải con nghĩ thế này, thế kia ko, mà chúng có thể gật đầu, cũng là một cách để chúng thấy mình được lắng nghe và chúng có thể hạ nhiệt rất nhanh . Nếu như bé thật sự quấy khóc, ko nín, và khóc rất lâu, đôi khi bạn hãy chấp nhận như vậy . Hãy ở bên cạnh bé, ôm bé, hay nói với bé rằng bạn hiểu bé đang tức giận, bạn xin lỗi, thế thôi, và để cho bé khóc cho hết những cảm xúc cáu gắt, rồi sau đó bé sẽ ổn .

3. Một số bố mẹ rèn luyện con theo kiểu "Time out", tức là có báo trước với bé việc đó là ko được , và nếu bé tiếp tục thì đồ chơi đó sẽ phải cất đi, bé sẽ phải vào phòng ngồi, v.v. Thời gian cho time out với mỗi lứa tuổi là khác nhau . Với bé còn nhỏ thì bé có thể la hét, đập cửa, v.v. sau khi ra có thể nín khóc và làm theo ý bạn . Với bé lớn, có thể phản đổi, ko chịu vào phòng, hoặc ko tỏ ra sợ hãi hay sẽ thay đổi gì cả, time out chỉ như trò chơi thế thôi .

Tuy vậy vấn đề đầu tiên với time out là gì ? Đó ko phải là vì mục đích phạt bé, răn dạy bé hiểu hậu quả của sự việc . Với bé nhỏ tuổi, có thể bé chỉ nghĩ là mẹ ko yêu bé, mẹ ko cho bé chơi ở ngoàii . Và dù là bé lớn hay nhỏ tuổi, thì điều quan trọng của time out ko phải là phạt, mà để cho bé bình tĩnh lại . Vì thế gần đây có xu hướng, một là ko dugnf time out, hai là nếu dùng thì dùng một từ khác, ví dụ như relax time (hoặc bất kỳ cái gì, là thời gian để trẻ bình tĩnh ). Nếu bạn thật sự muốn dùng phương pháp này, hãy nói với trẻ, khi nào bình tĩnh thì hãy quay lại đây để nói chuyện . Với trẻ còn nhỏ thì tốt nhất là redirect (hướng sang việc khác) . Còn nếu nhu bé ko thể bình tĩnh, mà bạn nghĩ là bạn có thể mất bình tĩnh, bạn hoàn toàn có thể nói, mẹ ko muốn con thế này, mẹ nghĩ là mẹ cần phải được yên tĩnh trong phòng . Việc này sẽ làm cho bạn bình tĩnh lại, ngoài ra trẻ thấy rõ hai điều : thứ nhất, bố mẹ cũng cần bình tĩnh trong phòng một mình, ko phải chỉ có trẻ luôn phải vào phòng để bình tĩnh, việc bị cáu giận và cần phải bình tĩnh là việc hết sức bình thường, ai cũng cần phải làm . thứ hai, chúng thấy rõ là chúng đã push your limit, chúng rất thông minh và hoàn toàn hiểu là mẹ đang buồn, và mình cần phải làm gì để mẹ vui .

Thông thường trẻ nghe lời ko phải là vì chúng hiểu hậu quả, một phần trẻ lớn có thể hiểu rằng nếu ko làm thì ko được đi chơi, ko được xem tivi chẳng hạn, nhưng với trẻ nhỏ, chúng nghe lời chỉ để thử phản ứng của bạn, nghe lời để thấy bạn hài lòng, bạn cười, và chúng sẽ "à, vậy là đúng như mình muốn ". Trẻ nhỏ chỉ nhìn vào phản ứng của bạn để biết đúng sai, nếu bạn vui có nghĩa việc đó nên làm, nếu bạn buồn, cáu giận có nghĩa là ko ổn chẳng hạn . Do vậy, đôi khi bạn cugnx nên suy nghĩ về phần trẻ, xem với lứa tuổi của chúng, chúng thật sự hư hay là chỉ đang thử phản ứng của bạn . Nhất là với trẻ khoảng tầm 3 tuổi trở lên, chúng rất hay thử phản ứng, đó là cách để chúng học cách cư xử ở thế giới bên ngoài (tuổi này chugns đã có rất nhiều bạn bè ).

Vậy tóm tắt lại thì khi trẻ quấy khóc, phản ứng tốt nhất của bạn nên là :
- bình tĩnh , ko la hét, mắng
- nói với trẻ, bạn ở bên chúng, bạn yêu chúng, bạn hiểu chúng đang buồn bực, bạn hiểu vì sao chúng như vậy , có thể ôm, lắc lư, v.v.
- với trẻ nhỏ, cố gắng chuyển hướng chú ý
- với trẻ lớn hơn , cố gắng nói cho chúng biết là bạn rất tiếc nhưng chúng ko thể làm việc đó
- ngoài ra, nếu có thể, bạn chọn một lúc khác để lắng nghe ý kiến của trẻ, xem trẻ thật sự nghĩ gì và theo bạn trẻ nên thế nào . Nên chọn lúc trẻ đang chơi một trò chơi bé thích với bạn, để gợi lại câu chuyện . Cố gắng để trẻ nói ra suy nghĩ, cảm xúc của mình là tốt nhất, răn dạy ít thôi .

Một điều nữa cần lưu ý: khi trẻ đòi vô lý (nhất là vi phạm các quy định mẹ đặt ra về an toàn, v.v.) thì ko thể cho bé làm được . Mình phải nhất quán trong quy định cũng như trong cách phản ứng lại bé . Ko la hét, ko mắng, ko mất bình tĩnh, làm sao để bé cảm thấy an toàn và bạn luôn ở bên bé, đó là điều quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là mình đừng bao giờ phá luật . Vì trẻ con nhìn vào phản ứng của chúng ta để hành xử, nếu như mình phá luật, lúc bắt thế này, lúc lại cho thế kia, thì chúng sẽ bị lẫn lộn ko biết thế nào là đúng, hoặc chúng hiểu rõ, mẹ chỉ nói thế thôi nhưng mình chỉ cần a,b,c là sẽ được ngay . Trẻ con rất dễ dàng "điều khiển" chúng ta theo ý của chúng nếu như chúng ta ko nhất quán .

Những đứa trẻ khác nhau cũng cần phải mềm dẻo trong đối xử với chúng . Mình dạy Cún là bé đầu tiên thì dễ hơn vì Cún rất lắng nghe và hay nhìn phản ứng của mẹ, hay suy nghĩ, nhưng với Vịt con, tính rất nóng nảy, đòi gì thì đòi bằng được, nhiều khi rát khó để làm cho Vịt con bình tĩnh lại rồi sau đó nói chuyện .
Cô giáo của mình có nói về sự khác biệt giữa hai đứa con . Ví dụ con đầu của cô thì rất hay tranh luận , nhưng con thứ hai thì ko . Một phần cô nghĩ là do khi cô có bé thứ hai, nhiều lúc cô mệt mỏi và không muốn tốn thời gian vào việc tranh luận với bé thứ hai, làm sao để bé làm theo ý cô là được . Đến giờ con thứ hai của cô đã 18 tuổi, và cô cảm thấy con cô vẫn có vấn đề về chuyện ít tranh luận, ít negotiation. Cái đó rất cần thiết cho con trai cô sau này, nên cô luôn nói, mình vẫn còn thời gian, khi con mình còn nhỏ, mình nên để ý đến con nhiều hơn, chính những việc mình làm bây giờ với con sẽ giúp con giải quyết vấn đề và xung đột sau này .

3 comments:

  1. Mẹ Cún Vịt ơi, bàyi này hay quá, cho em copy về blog của em nhá (em là bạn của Két) :)

    ReplyDelete
  2. Em copy nho de lai link o tren dau cua post cho chi la duoc.

    ReplyDelete
  3. Ah voi ca cho chi xin cai link trong blog cua em nua nhe.

    ReplyDelete