Sunday, July 5, 2009

Khen trẻ như thế nào ?

Hôm trước mẹ CV có xem một topic ở WTT này, có một bạn hỏi làm sao để con mình (tóm tắt lại) trở thành người lịch sự, biết khen người khác. Mẹ kiki (một mẹ mà mình rất khâm phục) có một ý tâm đắc: hãy khen ngợi bé và người khác một cách đúng mực, bé sẽ học thói quen đó ở chúng ta.

Mẹ CV nhớ có một bài mẹ CV từng rất thích là "How to praise and not to praise your child", tiếc là mẹ CV ko có hand-out (tài liệu) của bài nói chuyện đó ở đây để có thể viết một cách tỉ mỉ và khoa học Nhưng mẹ CV sẽ viết một vài ý dựa trên những gì mình nhớ.

Có nhiều quan điểm về chuyện khen trẻ. Tóm gọn lại là khi trẻ làm được một việc gì đó, giúp đỡ người khác, hay đơn giản là một trò chơi khó, học tốt, bố mẹ thường khen trẻ. Con giỏi quá, con của mẹ thật là thông minh, cháu nó luôn giỏi môn cờ này mà , v.v. là những lời mà trẻ thường nghe. Nhất là khi trẻ còn nhỏ, mỗi một phát triển của trẻ đều được bố mẹ "dội bom" lời khen. Đó là động lực tốt để bé vui vẻ và có hứng thú làm tiếp nhưng việc tương tự.

Tuy vậy, khi con bạn bắt đầu tới lứa tuổi suy nghĩ nhiều hơn về khả năng của mình, chẳng hạn, từ 3 tuổi. Bé bắt đầu có bạn bè. Bé bắt đầu có thể so sánh khả năng thật sự của mình, rồi chơi trong nhóm, chơi những trò chơi có luật chơi cụ thể, những lời khen của bố mẹ thực sự rất quan trọng và có ảnh hưởng tới tự tôn của bé (việc bé đánh giá con người mình thế nào) và cả đến động lực để bé hướng tới.

Mẹ CV muốn nói động lực (motivation) ở đây, trên những khía cạnh như: con bạn có mong muốn tiếp tục tìm hiểu vấn đề và những điều mới hay ko, con bạn có một thái độ tốt khi gặp khó khăn là liên tục cố gắng và tin rằng, có cố gắng, có thử, thì sẽ có kết quả tốt hay ko. Con bạn có thái độ aggressive (mong muốn giành chiến thắng) một cách tích cực, ko phải là so bì và muốn hơn thua người khác, mà thực sự muốn những việc mình làm sẽ có một kết quả?

Mẹ CV thấy những điều này là rất quan trọng. Bố mẹ nào cũng muốn con mình thử và cố gắng, nhưng mỗi đứa trẻ có một cá tính riêng. Có bé có thể cố gắng cho đến khi làm bằng được thì thôi, nhưng cũng có bé chỉ thử một hai lần, 3,4 phút là bỏ cuộc, và yêu cầu bố mẹ giúp (con trai đầu của mình là như vậy). Nếu ta khen và khích lệ đúng cách, sẽ giúp được bé rất nhiều. Chỉ khi bé có cố gắng, và thành công, bé mới xây dựng được self-esteem (lòng tự tôn) của bản thân mình.

Những câu khen như sau là ko khuyến khích:
1. Con giỏi quá, ngoan quá, tuyệt vời quá (chung chung, không có nhiều thông tin).
2. Con rất thông minh.
3. Con giỏi quá, con giỏi hơn bạn a,b,c, mẹ rất tự hào vì con.
4. Con luôn chơi cờ rất giỏi, chắc chắn con là người giỏi nhất và sẽ thắng giải.

Sở dĩ tại sao ko khuyến khích? Vì câu khen không mang lại một thông tin nào cho trẻ về việc cần như thế nào thì sẽ đạt kết quả tốt. Câu khen không cụ thể, nó quá chung chung và ko mang lại tác dụng. Nhất là với câu số 3 và số 4, nó mang lại cho trẻ tư tưởng phải giỏi hơn những người khác thì bố mẹ mới hài lòng, từ đó trẻ luôn so bì và khổ sở khi vào những môi trường khó khăn hơn, khi trẻ sẽ ko thể là số 1 (tưởng tượng con bạn vào Havard và hiểu ra mình chỉ là con số 0, sẽ tuyệt vọng thế nào).

Với câu khen "con thật thông minh" (đây là câu nói là mẹ CV nghe nhiều nhất khi còn nhỏ, và phản ứng của mình là - thông minh là gì, có mài ra điểm được ko hay chỉ làm cho mình trở nên lười biếng và trông chờ vào phép mầu), câu nói này còn nguy hiểm hơn. Trẻ dần dần tin rằng mình có một khả năng đặc biệt, mình cần phải luôn luôn giỏi, luôn luôn thông minh. Sẽ ra sao nếu mình ko làm được việc này, ko đạt điểm tốt, và trở thành người ngu đần trong mắt người khác? Trẻ sẽ dần dần ko dám thử, hoặc ko thử những gì mà trẻ cho rằng mình có thể thất bại.

Người ta cũng đã làm nghiên cứu cho chuyện này. Thực ra nhan đề bài nói chuyện mà mẹ CV đi nghe, cũng là nhan đề cuốn sách mà một nhà chuyên dạy về làm cha mẹ đã viết sau khi nghiên cứu với nhóm sinh viên đại học. Với những người được khen "ôi, anh thật thông minh", thường họ dừng ở đó, ko tìm hiểu, học hỏi thêm. Với nhóm sinh viên được khen ngợi về sự nỗ lực "anh đã làm việc thật chăm chỉ và kết quả thật tốt", họ có xu hướng muốn mượn sách, tìm đọc thêm về phần bài tập đó. Tựu trung lại, câu khen "anh thật thông minh, con thật thông minh" đã ko mang lại kết quả gì, ngoài sức ép với trẻ.

Như vậy những câu khen tốt sẽ cần phải thật sự cụ thể, và tập trung vào sự cố gắng của trẻ. Cho dù bé đạt thành tích hay ko, sự cố gắng của bé là quan trọng nhất. "Con hãy thử một lần nữa đi", "liệu mình có nên làm thế này ko", "oh, con đã cố gắng, đã làm đi làm lại đến lần thứ ... và đã làm được rồi đấy, thấy ko". Có thể là hơi sáo rỗng chăng nhưng cứ để ý lời ăn tiếng nói của bạn một chút, thì bé sẽ có tư tưởng đó ăn vào đầu. có cố gắng, đó là thái độ quan trọng nhất.

Với bố mẹ, việc dạy cho trẻ cách tư duy tích cực, thái độ luôn cố gắng, việc nhìn nhận thất bại và học từ thất bại là quan trọng. Mình rất ngạc nhiên khi nghe các bố mẹ khác nói, họ phải chuẩn bị cho con mình trước thất bại như thế nào. Ví dụ một đứa trẻ học võ có một bài thi lên đai hay cuối khóa. Đó ko phải là một đứa trẻ kém về môn võ, nhưng bài thi làm lần đầu tiên, khá khó, ko rõ bé có thể qua được hay ko, và còn nhiều bạn khác rất khá có thể qua được nó dễ dàng. Làm sao để bé có thể chấp nhận sự thật rằng mình có thể ko làm được, và kém hơn những người khác.

Hoặc khi bé tham gia một cuộc thi tài, rõ ràng có những đối thủ mạnh hơn và bé có thể bị loại ngay từ đầu. Bạn ko thể và ko nên cho bé đi thi khi biết rằng bé sẽ thua. Thứ nhất là khi bé tham gia một trò chơi và mong muốn thi đấu, đó là việc nên cho bé làm. Thứ hai là bé thua cũng sẽ là một kinh nghiệm tốt cho bé, học sớm còn hơn học muộn. Tuy vậy nếu bé thua thì ta phải an ủi bé ra sao?

Rất ko nên nói kiểu như "Với bố mẹ con vẫn là người giỏi nhất", hay là "lần sau chắc chắn con sẽ giành chiến thắng". Bạn nghĩ rằng nó sẽ an ủi bé, nhưng trẻ hoàn toàn hiểu sự thật, chúng đã thất bại, khả năng của chúng có hạn, chúng ko phải là ngươi giỏi nhất và có thể chẳng bao giờ chiến thắng. Vậy hãy để bé được an ủi là bé đã cố gắng "Con đã cố gắng rất nhiều, mẹ có thể thấy con đã a.b.c.d và đã hoàn thành bài thi của mình, mẹ rất tự hào vì con", và có thể khích lệ bé "chúng mình hãy tập luyện thêm cho lần sau". Đừng nên nhấn mạnh vào thành tích hay khả năng của bé, hãy nhấn mạnh vào sự cố gắng của bé. Đó là thái độ tốt mà bé cần được học hỏi.

Phù, chắc là với các mẹ mà con còn quá nhỏ (như Vịt con), chúng mình sẽ nghĩ cái này để làm gì trong khi con chugns ta còn ko chịu uống sữa, ăn cháo Mình nghĩ là ngay từ những trò chơi nhỏ hàng ngày, như xếp hình (lego), vẽ, ghép hình (puzzle), bọn mình hãy khích lệ bé cố gắng và thử những gì bé có thể thất bại nếu làm một số lần đầu. bọn mình hãy chú ý đến những gì nói chuyện với bé, và đừng nên so sánh hay khen kiểu "thành tích", có thể cũng có tác dụng từ khi bé còn nhỏ đấy.

2 comments:

  1. Nhờ mẹ Cún vịt tư vấn dùm: mình phải khuyến khích bé như thế nào cho thằng con 33 tháng của mình chịu tự mình tô màu tranh vì thời gian gần đây cháu không tự tin khi tô màu nữa, cháu luôn bảo "mẹ tô giúp con đi, con tô lem lắm, mẹ cầm tay con đi". Trước đây cháu rất thích tô màu, tất nhiên là tô nhem nhuốc và người lớn trong nhà đã chê cháu tô lem, tô xấu, không đúng màu ...nên giờ ra thế. Mình đã khuyến khích bé nhiều rằng con tự tô đi, con tô nhiều sẽ không bị lem nữa,...nhưng có vẻ không hiệu quả. Giúp mình với!

    ReplyDelete
  2. Mình xin lỗi vì không có check comment thường vì lâu rồi các mẹ vào đọc chả mẹ nào comment cả :-) Bạn thử để ý xem lúc bé tô màu có ai chê bé không, hoặc cách mình bình phẩm về tranh của bé (hướng dẫn nhiều quá, cái này màu này chứ, màu kia chứ) sẽ làm cho bé mất tự tin. Song song với việc khuyến khích hãy khen bé nhiều hơn, hoặc lúc có bạn bè của bé hay người lớn hay khoe với mọi người là bé rất kiên nhẫn và sáng tạo khi tô tranh, tranh của bé đẹp, v.v. để bé có hứng thú tô tranh cho mọi người xem. Dần dần bé sẽ tự tin hơn đấy.

    ReplyDelete