Sunday, July 5, 2009

Phát triển ngôn ngữ của trẻ - speech development

Khi mình nói viết về speech development, thực sự mình chỉ nghĩ là sẽ tóm tắt một số thông tin rất cơ bản về trẻ (mà có lẽ các mẹ cũng biết phần nhiều), mình ko định đi sâu vào tự kỷ (vấn đề mà mình chưa có chút kinh nghiệm sách vở nào) hoặc vấn đề song ngữ của trẻ (Mình cũng rất quan tâm đến vấn đề này nhưng chỉ đề cập các nội dung cơ bản trong bài này thôi ). Hy vọng là ko làm các mẹ thất vọng .

PHát triển ngôn ngữ của trẻ

0-2 tháng:
Khóc, tiếng khóc the thé
Biết quấy khóc khi không thoải mái (ví dụ bỉm bẩm)
Phát âm được được những âm thanh chung chung (như thở dài, nghiến răng nhẹ)
Cũng có những âm đơn giản hơi giống với nguyên âm

2- 4 tháng
Đã phát âm được nhiều âm hơn, một số đã giống với phụ âm
Nói được một số âm có phụ âm như cù, cừ (coo), gừ (goo).
Khi bé hài lòng đã có những âm nghe vui vẻ, ví dụ mmmm
Khi nói chuyện với bé, bé lắng nghe, hoặc mỉm cười (bắt đầu thích hóng chuyện)

4-6 tháng
Đã phát âm được một số phụ âm khó hơn, như p,b và m
Có thể nói theo người lớn những âm mà bé bi hay nói (babbling), dài hơn, khoảng 3-5a âm
Khoảng 16 tuần tuổi thì có thể cười to thành tiếng
"Nói" nhiều âm gió ở hàm trước (như kiểu mím môi thổi hơi ra hoặc phun phì phì)
Khi chơi một mình với đồ chơi, có thể hét lên thành âm (phấn khích)
Bắt đầu hét to, có lúc gầm gừ những âm trong cổ họng
Chú ý nhiều đến đồ chơi phát ra âm thanh

6-10 tháng
Nói những âm lặp lại như mamama, dada, nanana
Trẻ nói sớm có thể nói những từ đầu tiên từ lúc 10 tháng tuổi
Bắt đầu biểu lộ cảm xúc (cảm thán) như U, ồ (các từ cảm thán)
Thích chơi trò chơi ú òa (từ khoảng 7 tháng - 1 năm)

10-12 tháng
Bắt đầu nói được các âm ghép ví dụ ba da ga
Vẫn "xì xồ " nhưng âm dài hơn, chẳng hạn tata upup bibibibi (bé Cún nhà mình thì hay nói theo bố chặc cà chặc cà chừ gì đó)
Có âm lên xuống giống như khi nói cả câu (chắc là chúng bắt đầu bắt chước người lớn)
Có thể nói từ đơn (một chữ) có ý nghĩa
Có thể nói một từ /âm nào đó (ko phải là tiếng khóc) để thu hút và giữ sự chú ý của người lớn
Khi người khác nói chuyện, bé lắng nghe
Nhận ra tên của một số đồ vật cơ bản

12-18 tháng:
Chỉ vào một số bộ phận cơ thể
Có thể làm theo những yêu cầu đơn giản như "đẩy bóng đi", "thơm nào"
Khi gọi tên, có thể chỉ vào tranh trong quyển sách
Mỗi tháng lại nói được nhiều từ hơn
Vẫy tay khi muốn "bye bye"
Thích gọi tên đồ vật quen thuộc (tất nhiên bé chỉ nói đuọc âm gần giống thôi)
Bắt đầu thích cầm bút chì nguệch ngoạc (có thể cho bé vẽ từ tầm này, vẽ chì, vẽ màu nước, phấn tùy)
Chỉ và ra hiệu thích hay muốn cái gì
Nhận ra tên của mình (quay lại khi gọi tên bé)

** Từ khoảng tầm 9-18 tháng, trẻ bắt đầu thích chơi với đồ chơi điện thoại, bón đồ ăn (giả vờ) cho búp bê . LÚc này bạn có thể kích thích việc học nói của bé bằng cách:
- Khi bé đòi một đồ vật, bạn có thể đưa ra hai thứ để bé chọn (ví dụ bạn biết bé chỉ ô tô, nhưng đưa ra và hỏi "con muốn ô tô hay tàu") . Nói rõ tên (ngắn gọn) của đồ vật và hỏi bé muốn cái nào . Khuyến khích bé nói lại .
- Khi nói chuyện với bé, cố gắng ngắn gọn và rõ ràng
- Khi bé bắt đầu nói được một từ, hãy nối từ đó với từ khác để nói với bé . Ví dụ bé nói táo, mình nói lại, ăn táo . Hay táo đỏ . táo ngon, v.v.
- Gắn từ với hành động (vừa nói vừa làm - giống như mẹ Hylam làm đó , khoảng từ 9 tháng bạn có thể làm được rồi). Nhớ là thật ngắn gọn thôi.
- Chơi các trò chơi bé cần tập trung, như trò ú òa chẳng hạn . Điều này giúp cho bé phát triển khả năng giao tiếp cơ bản ban đầu

18-24 tháng:
Đến khoảng 24 tháng, những câu bé nói người khác có thể hiểu được khoảng 50%
Bắt đầu ghép hai từ với nhau
Có thể đặt câu hỏi một từ đơn với một từ hai âm (ví dụ Meo meo đâu, đi bye bye)
Hiểu được những từ chỉ hành động, như nhảy, chạy, khiêu vũ
Trung bình vốn từ của trẻ 24 tháng là 25 từ đơn

2-3 tuổi
Có vốn từ từ 50 từ trở lên
Dùng nhiều hơn từ/vế câu hai âm
Biết nói "không"
Biết dùng các từ mô tả và ghép với danh từ, ví dụ nóng, to, yucky (kinh)
PHản ứng nhiều hơn với câu hỏi của người lớn và cả từ chỉ nơi chốn
Gọi tên đồ vật khi muốn lấy hoặc muốn người lớn chú ý đến đồ vật đó
Có thể hiểu và làm theo hai yêu cầu , ví dụ, lấy sách, để lên bàn
Câu bé nói ta "dịch" và hiểu được khoảng 50% khi bé hai tuổi và 75% khi bé ba tuổi
Hiểu các câu hỏi về đồ vật và người (ai, cái gì)
Biết dùng số nhiều (các, những)
(trẻ nói tiếng anh : biết ghép âm ing vào động từ, như sleeping, eating, vào khoảng 3 tuổi)

* Ở lứa tuổi này, nếu như bé bị chậm nói, bé sẽ có nhiều hành động quấy khóc hơn các bé khác (cũng dễ hiểu vì bé bị frustrated do ko diễn đạt được điều mình muốn ). Có những bé bị chậm nói do chức năng nghe ko đầy đủ, ví dụ từng bị viêm tai từ rất sớm . Nói chung với các bé này, bạn cần cho bé thời gian dài hơn để phản ứng lại lời nói, yêu cầu của bạn . Hãy dùng một chương trình chơi lặp lại hàng ngày thật tự nhiên để bé theo và nhớ . Khi bé muốn một đồ vật nào đó, bạn hãy cầm đồ vật đó, để gần miệng của bạn, và nói thật chậm tên đồ vật đó, để bé bắt buộc nhìn vào miệng của bạn và học nói theo .


3-4 tuổi
Khi bạn gọi từ phòng bên cạnh, bé cũng nghe thấy
hiểu một số câu hỏi đơn giản, ai, cái gì, ở đâu, tại sao
Hiểu được các từ chỉ nơi chốn, trên dưới, trong, ngoài, v.v
Trả lời vâng/có, không với câu hỏi yes/no
Kể chuyện ở trường hay ở nhà bạn
Nói câu dài khoảng 3,4 từ
Nói chuyện dễ dàng hơn, không phải lắp lại âm
HIểu từ chỉ những hình thù cơ bản (tam giác, vuông, tròn, ô val, v.v.)
Hiểu những từ cơ bản chỉ hình dáng, như to, nhỏ
bạn có thể hiểu được từ 75-100% những điều bé nói ở lứa tuổi này

** về phát âm, trẻ có thể ko nói được một số phụ âm khó cho đến khi 6,7 tuổi (tuổi nào nói được âm nào thì mẹ CV phải tìm sách tra, thật sự giờ mình ko có thông tin này, mẹ nào có thì post lên để share nhé). Hiện giờ cái duy nhất mình nhớ là 90% trẻ nói được âm R khi 7 tuổi, và âm L thì từ 3-6 tuổi (mẹ nào có con ngọng L, N thì cứ kiên nhẫn nhé).

*Bài sau mình sẽ viết qua một ít về trẻ học hai ngôn ngữ

1 comment:

  1. bài viết rất hay, sẽ note lại cho đứa con đầu lòng,

    ReplyDelete